Sóc đất, sóc bông, sóc nhen hay sóc con nói chung, nếu nuôi từ nhỏ lên, dc sự chăm sóc, yêu thương, huấn luyện dạy dỗ thì chắc chắn sẽ quấn chủ, theo người, trung thành và ko bao giờ bỏ đi. Ngay cả việc chó mèo mức độ khôn và trung thành hơn sóc, nhưng 1 khi chủ nhân của nó bạc đãi, đánh đập thì chó mèo cũng phải bỏ đi mà thôi.
Vậy xét riêng về sóc:
Sóc đất - sóc bông - sóc nhen sóc nào đẹp hơn?
Loại sóc nào nuôi sẽ khôn hơn?
Loại sóc nào nuôi dễ hơn?
Loại sóc nào nuôi quấn chủ, thân người hơn?
Loại sóc nào nuôi ko bỏ đi?
Chúng ta cần xét rõ hơn về các loài sóc đang có tại Việt Nam (VN) và tập tính của từng loài nhé.
A. Sóc đất:
B. Sóc Nhen
C. Sóc Bông
Bông Baby
Clip Bông Trưởng Thành
Chốt lại vấn đề: dựa vào những đặc điểm trên, người nuôi có thể chọn cho mình 1 bé thích hợp.
Vậy xét riêng về sóc:
Sóc đất - sóc bông - sóc nhen sóc nào đẹp hơn?
Loại sóc nào nuôi sẽ khôn hơn?
Loại sóc nào nuôi dễ hơn?
Loại sóc nào nuôi quấn chủ, thân người hơn?
Loại sóc nào nuôi ko bỏ đi?
Chúng ta cần xét rõ hơn về các loài sóc đang có tại Việt Nam (VN) và tập tính của từng loài nhé.
A. Sóc đất:
- Nhận dạng: lông màu nâu, bên hông có sọc, lông bụng màu trắng - kem - vàng kem- vàng nhạt - vàng cam(rất hiếm) - Lông Đuôi xù vừa vừa thôi.
- Tên trong sách vở VN: Sóc sọc vằn hông (bên hông có sọc)
- Tên dân gian: sóc đất, sóc tổ mối (ăn hết mối, rồi làm tổ trong ổ mối luôn), sóc đất tổ mối, sóc sọc...
- Trọng lượng trung bình khi trưởng thành: 300-400g.
- Tuổi thọ: hiện tại người nuôi sóc đất lâu nhất đã đạt được 4,5 năm (12/2014)
- Thức ăn chủ yếu: hoa quả chín ngọt, củ, côn trùng, trứng chim, giun, sâu bọ, kiến. mối, vỏ cây và 1 số lá cây...
- Đặc tính hoang dã: Là loài sóc có rất và rất gần gủi với con người. Chúng sống tập trung thành bầy đàn, thường di chuyển trên mặt đất để kiếm ăn, sống gần khu vực con người sinh sống, sóc đất ko sợ loài người. Tập tính sinh hoạt đi tìm thức ăn vào ban ngày, thường vào vườn trái cây của con người cắn phá. Làm tổ trong hốc cây, hang dưới đất, trong tổ mối cũ, trên cành cây thấp
- Đặc tính làm thú cưng: là loại sóc có khối lượng trung bình, vừa trong nắm tay, gần gủi, dễ thuần, dễ nuôi, giá thành ko quá cao, có rất nhiều, có quanh năm nên có thể mua nuôi dễ dàng
- Bệnh hay gặp: ko chủ động đi tè dc, tiêu chảy, ko tiêu, lạnh...
![](http://i362.photobucket.com/albums/oo65/windyboy89/Untitled-1_zpsde16ab99.jpg)
- Nhận dạng: lông màu vàng, sọc trên giữa lưng, 2 lỗ tai mỗi bên có 1 đốm lông trắng muốt nhú lên. Đuôi không xù.
- Tên sách vở VN: Sóc chuột hải nam (chưa có sự chứng thực tuyệt đối).
- Tên dân gian: sóc chuột, Nhen, Nhan, sóc Nhen, Sóc Nhan
- Trọng lượng trung bình khi trưởng thành: 100-150g
- Tuổi thọ: hiện tại người nuôi lâu nhất là 2 năm (tính đến tháng 12/2014)
- Thức ăn chủ yếu tự nhiên: giống như sóc đất, chúng ăn củ quả, trứng, côn trùng, sâu bọ, kiến mối...
- Đặc tính hoang dã: là loài sống thành bầy đàn, rất nhanh nhẹn, rất tinh ranh, chúng rất nhát và sợ con người. Tìm kiếm thức ăn chủ yếu vào buổi sáng, rất thích leo trèo trên cây cao. Môi trường sống khắp nơi, từ rừng cho đến khu vực có đông con người sinh sống. Làm tổ thường trên cây cao, nhánh cây nhỏ, thường nhầm lẩn là tổ chim.
- Đặc tính làm thú cưng: là loài sóc nhẹ nhất, nhỏ nhất, nhanh nhẹn vô cùng, luôn thích đùa giởn, di chuyển khắp nơi và ko chịu đứng yên 1 chổ. ....Loại sóc này dc người dân tộc thiểu số nuôi nhiều và dc cho là khá khôn, nhưng khó thuần. Giá khá rẻ, nhưng khó tìm để mua dc 1 bé ưng ý. Hàng rất hiếm
- Bệnh: Loại này rất khó nuôi khi nuôi từ nhỏ lên, dễ chết bất đắc kì tử, chết ko nguyên nhân và lý do, đang vui khỏe, đùa giởn ăn uống tốt, nhưng lát sau ngã đùng ra chết
![](http://i362.photobucket.com/albums/oo65/windyboy89/Socnhen_zps9ced8144.jpg)
- Nhận dạng: màu lông xám, xám đen, xám trắng, xám nâu. Lông bụng màu vàng nhạt, vàng kem, vàng cam, đỏ cam, đỏ xậm. Khi trưởng thành đuôi xù rất to. 4 chân xám trắng hơn màu lông trên thân.
- Tên sách vở VN: có thể nói 1 cách lớn hơn là 1 họ sóc bông nhưng chia thành nhiều bộ khác, tùy vào thể trạng, màu lông bụng và vằn sẽ có tên khác nhau, tạm gọi chung là sóc bông.
- Tên gọi dân gian VN: Sóc bông, sóc xám, sọc đá, sọc dạ đề....
- Trọng lượng trung bình khi trưởng thành: 400-600g
- Tuổi thọ: người nuôi lâu nhất hiện tại 6 năm, tính đến tháng 12/2014
- Thức ăn trong tự nhiên: trái cây, củ quả, lá cây, vỏ cây, côn trùng, sâu bọ, trứng kim và cả thịt chim, các loại động vật nhỏ.
- Đặc tính hoang dã: là loài sóc sống thành từng cặp riêng lẻ, tập tính lãnh thổ cao, rất hun dữ. Sóc bông sống trên cây cao, cổ thụ. Sống ban ngày, tìm kiếm thức ăn trên mặt đất rất ít, xuống đất tìm xong quay về trên cây cao ngay lập tức. Làm tổ rất cao, tổ rất to.
- Đặc tính làm thú cưng: rất to, khi trưởng thành lông xù nhìn cứ như mèo nhà. Tập tính rất nghịch ngợm, khó thuần, ko chịu nằm im 1 chổ, khá khó thuần, vì bản tính hoang dã rất cao, khá hun dữ. Giá thành cao gấp đôi sóc đất, khó tìm mua, thường chỉ có nhìu từ tháng 3 đến tháng 5
- Bệnh: Loài này rất dễ nuôi, thường gặp nhất là bỏ ăn mất sức mà chết, hiếm khi tiêu chảy sình bụng,
![](http://i362.photobucket.com/albums/oo65/windyboy89/bongganmomat_zpsc0fa7da0.jpg)
Bông Baby
Chốt lại vấn đề: dựa vào những đặc điểm trên, người nuôi có thể chọn cho mình 1 bé thích hợp.
- Đẹp hay ko là do ở mỗi người nhìn nhận.
- Vấn đề nuôi bé nào khôn hơn, quấn hơn? Câu trả lời là Hoàn toàn như nhau! Tất cả phụ thuộc vào sự nuôi dạy, huấn luyện, phụ thuộc vào sự yêu thương của bạn dành cho các bé.
P/s: Bài viết nghiên cứu chung, với mỗi loại sóc tùy vào từng vùng, từng miền, tùy vào độ cao, khí hậu và địa lý mà mỗi loại sóc có 1 thể trạng và cơ địa khác nhau, màu sắc và trọng lượng khác nhau
Bài viết được dựa theo kinh nghiệm lâu năm của Hội Nuôi Rùa và Sóc
Vui lòng ghi rõ nguồn khi copy bài viết này
Vui lòng ghi rõ nguồn khi copy bài viết này