• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO

[SIZE=14pt]NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN MÈO[/SIZE]
[SIZE=14pt]Mèo là loại động vật cảnh rất gần gũi với con người, song cũng giống như những loại động vật khác, mèo rất dễ mắc bệnh, thậm chí có cả những loại bệnh nguy hiểm có thể lây lan sang cho con người. Vì vậy, việc chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho mèo hiện nay cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.[/SIZE]
[SIZE=14pt]BỆNH KÝ SINH TRÙNG[/SIZE]
[SIZE=14pt]Ký sinh trùng là căn bệnh rất dễ mắc phải ở nhóm vật nuôi trong gia đình, trong đó có chó mèo. Bệnh ký sinh trùng bên ngoài gồm có bọ chét, ghẻ, bọ, ve trong tai, demodex, sarcoptes trên da... gây ngứa ngáy, tróc da rung lông. Một số loại ký sinh trùng bên trong có giun kim, giun tóc, giun móc, giun đầu gai, sán dây..., chúng có thể sống trong ruột, tim phổi, tiêu thụ dưỡng chất do mèo ăn vào làm mèo chậm lớn, kém ăn, tiêu chảy, mất nước, hoặc gây ho khan kéo dài, suy hô hấp..., có thể dẫn đến chết.[/SIZE]
[SIZE=14pt]Các bệnh kí sinh trùng nàycó thể lây lang cho người [/SIZE]
[SIZE=14pt]PHÒNG TRỊ[/SIZE]
[SIZE=14pt]Hạn chế tối đa thả rông mèo nhằm không cho mèo ăn phải thức ăn nhiễm ấu trùng giun sán, tránh tiếp xúc côn trùng, vật mang mầm bệnh..[/SIZE]
[SIZE=14pt]Mèo phải tiêm phòng bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm trên mèo phải định kỳ tẩy giun sán bằng: Endogard, Exotral, Albendazole.[/SIZE]
[SIZE=14pt]Phòng ngừa và trị ve, rận, bọ chét, ghẻ bằng cách phun xịch trực tiếp các loại thuốc Vime-Frondog 250ml, Bio-Finl 100ml, Frontline Spray 100ml hay các dạng nhỏ gáy và vòng trách ve đang được ưa chuộng hiện nay…[/SIZE]
[SIZE=14pt]Vệ sinh thân thể mèo thường xuyên[/SIZE][SIZE=14pt] tắm bằng dầu tắm dành cho chó của các nhãn hiệu Fay, Bio, …[/SIZE]


[SIZE=14pt]NHỮNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM DO VIRUS TRÊN MÈO[/SIZE]
[SIZE=14pt]BỆNH FELV[/SIZE]
[SIZE=14pt] (Feline Leukemia Virus)[/SIZE]​
[SIZE=14pt]Là bệnh ung thư bạch cầu ở mèo. Do virus tấn công vào tế bào bạch cầu gây suy giảm hệ thống miễn dịch đặc biệt là bạch cầu, và gây nhiều biến chứng nguy hiểm ở nhiều cơ quan khác nên còn được gọi bệnh ung thư ở mèo. Bệnh được truyền từ những con mèo mắc bệnh qua đường ăn uống, tiếp xúc với phân, nước tiểu, chất tiết của mèo bệnh, hoặc từ mẹ mèo sang mèo con. Bệnh có tỉ lệ chết cao, việc chữa trị ít có hiệu quả[/SIZE]
[SIZE=14pt]BỆNH FIV[/SIZE]
[SIZE=14pt](Feline Imunodeficiency virus)[/SIZE]
[SIZE=14pt] Là bệnh suy giảm miễn dịch trên mèo, hay còn gọi là bệnh Sida trên mèo. Bệnh do virus được truyền từ mèo mắc bệnh sang mèo khỏe mạnh qua vết cắn, cào xướt[/SIZE][SIZE=14pt]. Do đó, mèo hoang có tỷ lệ nhiễm bệnh này cao hơn mèo nhà, đặc biệt trên mèo đực tỷ lệ nhiễm cao gấp 3 lần mèo cái do thói quen cắn nhau. Biểu hiện thường gặp của bệnh là viêm loét vòm miệng, suy giảm sức khỏe, bí tiểu, kém ăn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác, bệnh nhiễm âm thầm kéo dài qua nhiều giai đoạn âm thầm lây lan, cuối cùng suy kiệt, phụ nhiễm những bệnh khác rồi chết .[/SIZE]

[SIZE=14pt]BỆNH FPV[/SIZE]
[SIZE=14pt](Feline Panleucopenia Virual)[/SIZE]
[SIZE=14pt]Là bệnh suy giảm bạch cầu mèo hay còn gọi bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, bệnh Carré của mèo, bệnh mất điều vận ở mèo là một bệnh truyền nhiễm cao do virus ở mèo, đặc điểm của bệnh là xảy ra bất thình lình, sốt, bỏ ăn, mất nước, suy nhược, nôn mửa, số lượng bạch cầu tuần hoàn giảm nghiêm trọng và thường tỷ lệ tử vong cao. Việc nhiễm bệnh bên trong tử cung có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, chết ngay sau khi sinh; việc giảm sản sinh não làm mất điều vận ở mèo con từ 2 đến 3 tuần tuổi. Tất cả những thành viên thuộc họ mèo (Felidae)[/SIZE] thì nhạy cảm với việc nhiễm virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo (Panleucopenia).
[SIZE=14pt]BỆNH FHV[/SIZE]
[SIZE=14pt](Feline Herper Virus)[/SIZE]
[SIZE=14pt]Bệnh viêm mũi khí quản trên mèo, hoặc bệnh do virus Herpers ở mèo[/SIZE][SIZE=14pt],[/SIZE][SIZE=14pt] là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đường hô hấp trên của mèo. Những triệu chứng của bệnh này gồm hắt hơi, sổ mũi, tiết dịch mắt và ho nhưng rất kéo dài việc chữa trị ít mang lại kết qủa cao làm mèo suy yếu dần dần rồi chết do phụ nhiễm các bệnh khác.[/SIZE]
[SIZE=14pt]BỆNH FCV[/SIZE]
[SIZE=14pt](Feline Calicici Virus)[/SIZE]
[SIZE=14pt]Bệnh do calicivirus[/SIZE][SIZE=14pt] là một loại virus khác gây bệnh đường hô hấp trên mèo, bệnh có tính chất mãn tính kéo rất dài chữa trị không dứt ho, tính nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào vài yếu tố bao gồm sự hiện diện của vài virus khác như FVR (FHC) và vi khuẩn.[/SIZE]
[SIZE=14pt]Đây là 5 bệnh virus thường gặp trên mèo có tỉ lệ chết cao lay lan nhanh chưa có thuốc đặc trị do đó cần chích ngừa các bệnh này cho mèo . Hiện các phòng mạch lớn đã có nhập vaccin phòng 3 bệnh trên mèo : FHV, FCV, FPV, hay vaccin 4 bệnh: FHV, FCV, FPVvà FeLV . Mèo con 2 tháng chích mũi 1 và 3 tháng chích mũi 2, lập lại hằng năm. [/SIZE]

[SIZE=18pt]CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHÁC[/SIZE]
[SIZE=14pt]- Bệnh FIP [/SIZE][SIZE=14pt](Feline Infectious Peritonitis)[/SIZE][SIZE=14pt] là chứng viêm phúc mạc ở mèo và là căn bệnh rất nguy hiểm do virus gây ra. Virus tồn tại dưới hai hình thái thể ướt và thể khô không có dịch ướt ở ổ bụng. Tất cả 2 thể này đều có dấu hiệu trên mèo là lờ đờ, sốt, tiêu chảy, nôn mửa và kém ăn.[/SIZE]
[SIZE=14pt]- Bệnh Chlamydia [/SIZE][SIZE=14pt]Đây là bệnh do vi khuẩn rất hay gặp ở mèo, bệnh gây viêm nhiễm ở mắt dẫn đến viêm kết mạc, chảy nhiều nước mắt dẫn đến mù lòa. Triệu chứng thường thấy như ho, hắt hơi, biếng ăn, chảy nước mũi, nước mắt, viêm phổi, thở gấp sốt. Khi gặp những biểu hiện này cần phải đến BSTY ngay để chữa trị kịp thời.[/SIZE]
[SIZE=14pt]BỆNH THƯƠNG HÀN[/SIZE]
[SIZE=14pt] Mèo cũng có thể truyền bệnh thương hàn cho người. Chuột thường mang vi khuẩn thương hàn, đóng vai trò tàng trữ mầm bệnh trong tự nhiên, Mèo bắt và ăn phải chuột có vi khuẩn thương hàn sẽ phát bệnh.[/SIZE]
[SIZE=14pt]Qua tiếp xúc đồ ăn, nước uống của người mèo truyền bệnh cho người. [/SIZE]
[SIZE=14pt]Đây là bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa với các triệu chứng: sốt cao, run rẩy, tiêu chảy và tiêu chảy phân có máu do xuất huyết đường tiêu hóa.[/SIZE]
[SIZE=14pt]Cần mang mèo đến phòng phám thú y đầy đủ thiết bị để khám và điều trị kịp thời, kết hợp vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt mèo sẽ khỏi bệnh.[/SIZE]

[SIZE=14pt]BỆNH LAO[/SIZE]
[SIZE=14pt]Bệnh lao ở mèo xảy ra do mèo lây bệnh ở người rồi lại lây bệnh từ mèo sang người. Bệnh lao ở mèo thường là lao đường ruột, lao ngoài da.[/SIZE]
[SIZE=14pt] Trên mặt, môi thường có những vết loét chảy nước có chứa vi trùng lao.[/SIZE]
[SIZE=14pt]Răng, móng mèo rất sắt thường bị nhiễm trùng nặng nên các vết thương do mèo cào, cắn thường là những vết thương nhiễm trùng nặng, lây bệnh rất nguy hiểm cho con người.[/SIZE]
[SIZE=14pt]BỆNH U LYMPHO BÀO Ở MÈO[/SIZE]
[SIZE=14pt]Đây là bệnh gây ra do virus Lympho Leucosis trong dân gian còn gọi là ung thư hạch. Đây là bệnh lý ung thư của hạch hệ bạch huyết. Virus này thuộc nhóm Leuco virivon có kích thước 100-120nm, có vỏ bọc lipid nên rất nhạy cảm với các chát làm tan mỡ.[/SIZE]
[SIZE=14pt]Bệnh u lympho bào xảy ra do sự sản xuất quá nhiều nguyên bào lympho ở tất cả các tổ chức bạch huyết. Sự rối loạn này chủ yếu ở bên ngoài mạch quản, thể hiện bằng sự nở to các hạch bạch huyết và xuất hiện các tổ chức bạch huyết trong gan , lách, thận làm chúng sưng, mất màu hoặc có khối u ở buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột, dạ dày, tuyến ức, cơ tim, da, tủy xương bị tổn thương có chất xám trắng.[/SIZE]
[SIZE=14pt]Bệnh u lympho bào có nhiều thể như thể thần kinh, thể mắt, phủ tạng, thể xương. Ở mèo phổ biến nhất là ở thể trên mắt.[/SIZE]
[SIZE=14pt]HẠ KALI HUYẾT[/SIZE]

[SIZE=14pt]Do sự tăng tiết K+ ở thận (bệnh đa niệu), do nôn ói nhiều, bệnh thận, bệnh tiểu đường. Triệu chứng: mèo suy nhược, yếu cơ, liệt không đi được, ngủ nhiều.[/SIZE]
[SIZE=14pt]Điều trị: Cần bổ sung ngay kali, hoặc truyền lactate ringer uống KCL. Phải tiến hành nhanh kịp thời mới cứu sống được, sau đó làm các xét nghiệm máu tổng quát để tìm ra nguyên nhân chính mà có hướng chữa trị phù hợp cho từng bệnh.[/SIZE]








Theo Ths. Bs Thái Thị Mỹ Hạnh (Petpro Clinnic)
[SIZE=10pt]www.thuypetpro.com[/SIZE]
 
Top