• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

giúp pé cún của mình vs các bạn ơi !

duymanhueh

★╬♥๑ღduymanhueh♥๑ღ╬★
Tình hình là 2 pé nhà mình đang bị tiêu chảy, đi phân ra n'c, có màu vàng nhạt ... có 1 pé đi ngoài nhiều lần trong ngày ... phân có sủi bọt ... và hay hắt xì nữa ...Nhưng ăn uống vẫn bt` ... Vậy ACE có chuẩn đoán j` về căn bệnh này k ??? giúp e cún của mình vs

Đây là hình của e nó :








Mong ACE giúp đỡ ....

Theo mình bạn có thể đưa em đi BS thú y để chuẩn đoán bệnh chính xác nhất nhé.Nếu thực sự bé bị tiêu chảy thì mình có một số cách điều trị như sau:
Điều trị
*Tiêu chảy do thức ăn, nấm mốc, thời tiết... thường không nghiêm trọng đến tính mạng.
*Tiêu chảy do ký sinh trùng, tùy vào tình trạng sức khỏe của chún mà điều trị triệu chứng, kết hợp tẩy ký sinh trùng.
*Tiêu chảy do vi khuẩn và virus thường rất nghiêm trọng. Cần chú ý:
- Nên ngừng cho ăn và ống trong thời gian con vật chưa có dấu hiệu hồi phục. Sau đó cho ăn nhẹ (nếu con vật có thể ăn được), nên cho ăn nhữn thức ăn dễ tiêu như tinh bột, thịt gà... liên tục đến 7-14 ngày sau đó là tốt nhất để giảm bớt tối đa có thể những rủi ro.
- Điều trị ban đầu thông thường là truyền dịch, giúp bù đắp, cân bằng lại nước và chất điện gải, đồng thời bổ sung năng lượng.
- Ngoài việc truyền dịch, việc chống buồn nôn, chống tiêu chảy, cầm máu và chích thuốc kháng sinh là điều cấp thiết.
- Việc tiêm kháng huyết thanh chỉ có ý nghĩa khi bệnh đang khởi phát.- Chống shock do mất máu cũng là điều rất đáng quan tâm.
- Sự chăm sóc đúng cách sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn, nhưng nếu chăm sóc không hợp lý, chó sẽ chết rất nhanh (môi trường dưỡng bệnh không tốt, tắm khi con vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định,... ).
Mách bảo:
Sự thành công trong điều trị bệnh này phần lớn là do sức sống-sức chống chọi với bệnh tật của con vật. Tuy nhiên phần còn lại là do Bác sỹ thú y.
Bác sỹ thú y sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp con vật bệnh. Nếu không làm đúng một số nguyên tắc thì đôi khi sẽ làm cho con vật chết nhanh hơn.
Ví dụ:
- Tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc cho con vật trong khi tình trạng mất nước của chúng đang rất trầm trọng. (Nhóm sulfamid, nhóm kháng sinh aminozid (Streptomycin, Gentamycin, Neomycin, Kanamycin..), nhóm cephalosporin: thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil), nhóm polimycin: Colimicin (colistin)...)
- Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.
- Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả, truyền không đúng cách sẽ khiến con vật nhanh kiệt sức...-
Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt tiết dịch.
 
Tiêu chảy nếu mình không bù chất điện giải đủ và kịp thời thì bé sẽ bị mất nước, từ đó mất sức, và... Giống ở người vậy đấy bạn. Bạn đưa bé đến cơ sở thú y gần nhất đi.
 

longxin2000

•°¤*(¯`°(F)( (Angel of animal) )(F)°´¯)*¤°•
mình vừa dò trên mạng có bài này nè:
Tiêu chảy là triệu chứng rất phổ biến ở chó. Hầu hết là hội chứng đẩy ra của ruột khi chó ăn những thứ nó không nên ăn. Nhưng tiêu chảy có khi cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng như Carré hay Parvovirus.
Một số nguyên nhân gây tiêu chảy thông thường như: stress, thay đổi thức ăn đột ngột, ăn quá nhiều thức ăn thừa…cũng làm cho chó bị tiêu chảy nghiêm trọng nhưng mau chóng khỏi bệnh.
Chó trưởng thành khi bị tiêu chảy thông thường có thể cắt thức ăn; dạ dày chúng rỗng 12 – 24 giờ, ruột sẽ được nghỉ và viêm sưng có thời gian lành. Nếu chó có vẻ lơ thơ, ngủ lịm hay suy yếu trong khi kiêng ăn, có thể cho chúng dung dịch đường Glucose hay mật ong trên nướu của chúng và mang chó đến phòng mạch thú y ngay.
Một trong những vấn đề nguy hiểm khi bị tiêu chảy là sự mất nước cơ thể. Mất nước là thoát dịch cơ thể, thường gồm mất cả nước, chất điện giải và các khoáng chất. Do dịch phân chứa nhiều nước và chó không ăn không uống. Sốt cũng làm gia tăng sự mất nước. Bệnh trở nên nghiêm trọng nếu chó không uống nước đủ để bù lượng mất đi. Trường hợp phổ biến khác gây mất nước là chó bị ói và tiêu chảy. Khi mất nước, da sẽ có gợn sóng nhấp nhô. Dấu hiệu khác là khô miệng, dấu hiệu trễ hơn là trũng mắt, truỵ mạch và có thể chết.
Nhanh chóng bù nước: Bằng đường uống pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho chó uống hoặc chó không uống, dùng dung dịch điện giải cho vào bình hoặc ống tiêm (không có kim) bơm vào bên trong má chó. Dùng 1 – 2ml/kg thể trọng/giờ tuỳ thuộc tình trạng mất nước nhiều hay ít. Nếu tiêu chảy có kèm theo ói, việc cho uống sẽ càng kích thích làm chó ói nhiều hơn, nên phải cấp nước bằng đường truyền dịch.
Chó con dưới 8 – 10 tháng tuổi thường mắc bệnh truyền nhiễm hơn chó lớn. Nếu chó có bất kỳ biểu hiện nào sau đây, hãy nghĩ tới các nguyên nhân gây tiêu chảy nguy hiểm: Carré, Parvovirus, Viêm gan, Lepto, Giardia, E.coli, Salmonella,…như: phân đen với các sợi nhầy; phân có mùi thối khắm, tanh máu; phân chứa những mãnh to của hồng cầu; Tiêu chảy kết hợp với ói; có vẻ đau nhiều khi rặn. Sốt, bỏ ăn, phờ phạc.
Để chẩn đoán chính xác phải làm một số xét nghiệm cần thiết, chú ý kiểm tra phân vì ký sinh trùng đường ruột thường là nguyên nhân tiên phát cho các bệnh đường tiêu hoá chó. Một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra thì không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, có thể sử dụng kháng sinh để kiểm soát tiêu chảy, phòng nhiễm trùng kế phát.
* Các kháng sinh có thể chọn lựa:
+ Colamp: 1ml/5kg thể trọng kết hợp Metronidazone: 1ml/2kg thể trọng
+ Hoặc Vimefloro FDP: 1ml/5kg thể trọng kết hợp Septryl 240: 1ml/10kg thể trọng
+ Hoặc Vime-Sone: 1ml/5kg thể trọng
* Thuốc trị triệu chứng: Atropin 1ml/5kg thể trọng; B6 1ml/ 5kg thể trọng (khi có ói); Vitamin K 1ml/ 5kg thể trọng (khi có ói máu, tiêu chảy máu); Phosphagel (khi có tiêu chảy phân nhầy)
* Dịch truyền: Truyền theo thứ tự và tỉ lệ sau với tổng lượng 10 – 20 ml/kg thể trọng/ngày: NaCl 0,9 % 30 %; Lactate ringer 50 %; Glucose 5 % 20 %
Bổ sung vào dịch truyền:
+ Glucose 30 % (nếu chó bị hạ đường huyết)
+ Để chó mau hồi phục, bổ sung: Aminovit 1ml/7 – 10kg thể trọng; Vimekat 1ml/5kg thể trọng; Canlamin: 1ml/5kg thể trọng
+ Bổ sung Natri bicarbonate 1,4 % (nếu chó bị ceton huyết)
Chăm sóc sau bệnh
Cần có 3 – 5 ngày để chó trở lại bữa ăn bình thường sau khi kiêng ăn bằng những bữa ăn nhỏ nhưng thường xuyên (3 – 5 lần/ngày) với những thức ăn dễ tiêu hoá. Nếu hết tiêu chảy, tăng lượng ăn/bữa, giảm số bữa xuống 1 – 2 bữa/ngày. Sau đó dần dần cho thêm các thức ăn khác vào để phục hồi bữa ăn như trước khi bệnh.
Theo Báo NNVN
 

Bé Ken Naive

Thành Viên Đẹp Trai
cún ng` ta cho nhưng mình k bít nguồn gốc đó từ đâu ... mình cũng đã đưa đi chích 2 ngày nay ... và đang cho ăn cháo ...

có 1 pé thì đi ngoài ít, nhưng phân lỏng ... còn pé nhỏ thì đi rất nhiều lần trong ngày, phân lỏng và uống n'c rất nhìu ... ( nhưng 2 pé k hề sốt nha )
ACE có bít thì chỉ mình ....

Mình sẽ liên tục cập nhật tin tức 2 pé ....
 

mangaka

YTC Developer
chẹp... cái vụ "ko rõ nguôn gốc" và được "cho" (trừ khi là ngừi iu cho) là hơi bị lo đấy. hay bị ăn lih tih. bạn thử đưa ra bsĩ thú y xem. Nếu ở hn thì ra bsĩ hiền ở 74 trường chinh xem.
 
Top