• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất – Tối giản và Hiện đại

Nội Thất AV

New Member
1. Nguồn gốc phong cách Minimalism
Minimalism có nguồn gốc từ các phong trào nghệ thuật phương Tây với giai đoạn là sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, phát triển mạnh vào những năm 1960 – 1970 của thế kỷ 20.
Minimalism (phong cách tối giản) lúc này chủ yếu được ứng dụng vào các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc của John McCracken, Agnes Martin, Robert Morris, Dan Flavin, Anne Truitt Frank Stella, và Donald Judd.
Dần qua thời gian, ý nghĩa của từ “minimalism” được mở rộng hơn và tới ngày nay đã được dùng trong đa dạng lĩnh vực khác nhau như: thời trang, âm nhạc cho tới thiết kế nội thất và kiến trúc nhà ở.
Xem thêm: Thiết Kế Phòng Ngủ Đẹp - Nội Thất Cao Cấp Hiện Đại
2. Phong cách thiết kế nội thất Minimalism là gì?
Phong cách nội thất Minimalist hay phong cách tối giản (tối thiểu) là lối thiết kế yêu cầu mọi chi tiết được thiết kế một cách đơn giản nhất, loại bỏ những chi tiết thừa thãi rườm rà. Bố trí phòng càng ít đồ đạc và chi tiết càng tốt với đường nét, hình khối rõ ràng cùng màu sắc nhạt, sáng.
Chính vì vậy, phong cách tối giản dần trở nên phổ biến trong các phong cách thiết kế nội thất phổ biến nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn đưa vào không gian sống của mình.

3. Tìm hiểu về phong cách tối giản
3.1. Phong cách Minimalism trong kiến trúc
Ludwig Mies van der Rohe (1886 – 1969) – kiến trúc sư nổi tiếng khắp thế giới người Đức được xem là cha đẻ của phong cách kiến trúc tối giản.
Ông là người đặt nền móng tạo ra phong cách thiết kế nội thất tối giản với những yếu tố gồm không gian đơn giản, tinh tế, sạch sẽ, sử dụng những mặt phẳng, đường vuông góc, đường thẳng.
Phong cách tối giản trong kiến trúc có nội dung và bố cục tuân thủ theo nguyên tắc “Less is more”, nghĩa là đơn giản hóa hết mức có thể. Phong cách kiến trúc tối giản tập trung vào giá trị của không gian chiết khúc, hướng đến sự cô đọng và thoáng đãng.
Chính không gian kiến trúc làm nên cảm xúc chứ không phải từ đồ đạc hay cách bày biện trang trí. Bên cạnh đó, ánh sáng là yếu tố quan trọng trong nhà phong cách tối giản, nhất là nguồn sáng tự nhiên.
Tuy nhiên, một số kiến trúc sư cho rằng nếu gò bó phong cách thiết kế nội thất minimalist trong sự đơn giản có thể sẽ khiến tổng thể không gian trở nên đơn điệu và khô cứng.
Chính vì vậy, thay vì chỉ quan sát và đánh giá từ bên ngoài, chúng ta cần mở rộng tư duy và cảm nhận vẻ đẹp riêng của phong cách này.
3.2. Phong cách tối giản trong thiết kế nội thất
Đồng thời, tất cả các chi tiết được ứng dụng nội thất đều mang ý nghĩa nhất định nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất. Đây là lý do nhà theo phong cách tối giản đang ngày càng lên ngôi trong thời gian gần đây.
Phong cách tối giản trong nội thất là xu hướng thiết kế rất thịnh hành ở châu Âu – cái nôi của kiến trúc thế giới. Nó có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến các phong cách cũng như xu hướng thiết kế nội thất khác tại các nước Bắc Âu từ thập niên 90 đến nay.
Không chỉ vậy, độ phủ sóng của phong cách hiện đại tối giản còn lan rộng đến các nước khác ở Châu Mỹ. Tại Châu Á, phong cách tối giản xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản.
Vì thế có thể nói Nhật Bản được xem là bậc thầy của phong cách này. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy phong cách này ở hầu hết các công trình tại Nhật, từ đương đại cho đến truyền thống.

4. Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất tối giản
4.1. Tuân thủ nguyên tắc “Less is more – Ít là nhiều”
Ludwig Mies van der Rohe đề ra nguyên tắc ” Less is more – Ít là nhiều” cho tổng thể không gian trong phong cách thiết kế nội thất minimalist. Nói một cách dễ hiểu nghĩa là, xuyên suốt không gian Minimalism được giản lược tuyệt đối về các chi tiết.
Trong phong cách thiết kế nội thất Minimalist, đồ dùng sinh hoạt sẽ được đơn giản hóa nhiều nhất có thể và loại bỏ những chi tiết không cần thiết.
Đồng thời, những đồ vật mang ý nghĩa công năng riêng lẻ cũng được hạn chế tối đa, thay vào đó là sử dụng những thiết bị nội thất thông minh, có kiểu dáng đơn giản được tích hợp nhiều tính năng trong cùng một sản phẩm.
4.2. Hạn chế về màu sắc
Toàn bộ không gian nội thất trong phong cách thiết kế nội thất tối giản đều được hạn chế về màu sắc.
Không nên phối hợp sử dụng quá 4 màu trong cùng một bối cảnh nhà phong cách tối giản, tốt nhất là chỉ sử dụng 3 màu bao gồm 1 màu chủ đạo, 1 màu làm nền và 1 màu nhấn.
Trong đó, các kiến trúc sư thường ưu tiên lựa chọn gam màu trung tính làm màu tường để tạo ra bước đệm hoàn hảo cho màu sắc của nội thất bên trong.
Bởi lẽ, những gam màu trung tính nhẹ nhàng của phong cách tối giản khi được kết hợp với sự tối giản về đường nét, sẽ tạo ra một không gian hài hòa, mang lại vẻ đẹp trang nhã và tinh tế hơn.
4.3. Sự tinh giản về nội thất
Đồ dùng nội thất trong ngôi nhà phong cách thiết kế nội thất Minimalist như tủ chứa đồ, bàn ghế, kệ tivi,… luôn được hạn chế chi tiết ở mức tối đa.
Đa số những món đồ dùng trong phong cách này đều mang hơi hướng từ nội thất hiện đại châu u có kiểu dáng đơn giản nhằm tạo ra sự hài hòa với tổng thể thiết kế tối giản trong không gian.
Mặc dù mọi đường nét và họa tiết phong cách tối giản đều được tinh giản hóa nhưng chúng được chế tác vô cùng tinh xảo, đủ để làm cho tổng thể không gian sống trở nên nổi bật hơn.
 
Top