• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Nhà vệ sinh trong nhà ống vị trí đặt, diện tích, cách bố trí khoa học

Nội Thất AV

New Member
I. Đặc điểm của các mẫu nhà vệ sinh trong nhà ống
Thông thường, không gian nhà vệ sinh trong nhà ống sẽ có diện từ 3 đến 5m2. Các gia chủ có thể xê dịch kích thước nhưng không đều thêm bớt tùy thuộc vào diện tích mặt sàn, nhu cầu sử dụng, số lượng thành viên trong gia đình để thiết kế nhà vệ sinh phù hợp.

Nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích khoảng 5m2 sẽ được chia thành các khu vực như bồn cầu, bồn rửa, lavabo và khu tắm đứng. Đối với nhà vệ sinh trong nhà ống có diện tích lớn hơn một chút thì gia chủ hoàn toàn có thể thiết kế và lắp đặt thêm bồn tắm để nâng tầm cuộc sống, giúp nhà tắm tiện nghi hơn.

Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà ống thường tận dụng những nơi thoáng khí và thuận tiện cho việc sử dụng, đi lại trong nhà. Nên bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống tại góc cuối cùng của ngôi nhà để khuất, không đối diện với cửa ra vào của phòng ngủ, phòng bếp hoặc cửa chính.

Gầm cầu thang cũng là một vị trí “đắc địa” để đặt nhà vệ sinh trong quá trình xây nhà. Thông thường với vị trí này, các gia chủ thường đặt kệ tivi, góc làm việc, … kệ tủ, …
Xem thêm: Thiết kế nội thất nhà 2 tầng đẹp hiện đại, sang trọng

II. Lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh cho nhà ống
  • Tránh đặt ở trung tâm ngôi nhà: không tốt cho tài vận của gia chủ
  • Bồn cầu và nhà vệ sinh không được đặt cùng hướng
  • Nhà vệ sinh nên tránh đặt đối diện với cửa chính
  • Nhà vệ sinh không được đặt trên phòng ngủ
  • Không thiết kế nhà vệ sinh cuối hành lang
  • Tránh đặt nhà vệ sinh gần phòng thờ
  • Nhà vệ sinh cần thông thoáng, hệ thống quạt thông gió đầy
III. Những gợi ý trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống

Nhà vệ sinh nên đặt ở vị trí cuối nhà
Những nơi khuất gió, kín đáo là vị trí lý tưởng nhất để đặt nhà vệ sinh. Đối với nhà ống thì vị trí đó thường ở phía cuối nhà. Đặt nhà vệ sinh ở vị trí này không những tiết kiệm được không gian mà còn tránh được gió thổi những âm khí và mùi xú uế từ nhà vệ sinh bay ra các không gian khác. Vị trí cuối nhà tránh được đối diện trực tiếp với cửa ra vào các phòng khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý là, vị trí cuối nhà không nên chọn vị trí cuối hành lang nằm ngang mà hãy chọn góc cuối cùng phía bên hông hành lang. Vì vị trí cuối hành lang nằm ngang được cho là vị trí “lộ xung sát” không tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Nhà vệ sinh đặt theo hướng nào hợp phong thủy?
Hướng là 1 yếu tố quan trọng cần xác định trong cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống. Khi muốn xác định hướng xây cho nhà vệ sinh, bạn cần quan tâm đến cả hướng đặt của bồn cầu. Nên thực hiện theo các lưu ý sau:
+ Bồn cầu không đặt ngược với hướng nhà.
+ Không đặt bồn cầu chiếu thẳng hoặc gần đầu giường.
+ Cửa nhà vệ sinh và bồn cầu không được đặt đối diện nhau.
+ Bồn cầu không được đặt theo hướng Nam. Vì hướng Nam là hướng hỏa, mà bồn cầu lại mang nặng thủy khí nên xung khắc nhau.
+ Theo phong thủy có 4 cung tốt là Sinh Khí, Phục Vị, Thiên Y, Diên Niên và 4 cung xấu Ngũ Quỷ, Họa Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh. Bạn cần đặt 4 cầu tại vị trí các cung tốt và tránh các cung xấu.
+ Không nên đặt bồn cầu gần bếp đun.
+ Không được đặt bồn cầu ở vị trí trên nóc phòng ngủ, phòng thờ, phòng khách và chính giữa ngôi nhà.

Cách bố trí đồ đạc nội thất trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh thông thường sẽ có 3 khu vực: khu vực tắm, bồn cầu và chậu rửa. Nếu bạn biết cách sắp xếp nội thất trong nhà vệ sinh hợp lý thì không chỉ tiết kiệm được không gian, đảm bảo tiện dụng tối đa mà còn tránh được những kiêng kỵ không tốt cho cả ngôi nhà.
+ Nên phân chia theo khu vực khô và ướt. Khu vực khô bao gồm chậu rửa và bồn cầu, còn khu vực tắm là khu vực ướt. Nên có vách ngăn giữa 2 bên hoặc tạo độ cao nên khác nhau để đảm bảo 2 bên tách bạch và không khí luôn được khô thoáng.
+ Nhà vệ sinh có diện tích từ 4m2 trở lên thì có thể lắp thêm 1 số nội thất khác như bồn tắm nằm hoặc bồn tiểu nam… Nếu nhỏ hơn thì không nên.
+ Nếu nhà vệ sinh nhỏ, bạn có thể sử dụng các loại gạch sáng màu để không gian sáng hơn, sử dụng gương để không gian rộng hơn. Nên chọn chậu rửa loại hẹp, dài và gắn các thiết bị lên tường để tối ưu diện tích.
+ Nếu nhà bạn thuộc kiểu nhà ống có nhiều tầng thì nên lắp đặt phòng vệ sinh theo trục đứng để đi đường ống nước, điện dễ dàng hơn.
+ Nhà vệ sinh nên có hệ thống thông gió và cửa sổ để không gian bên trong luôn được khô ráo và thông thoáng.
+ Nếu có thể thì bạn có thể đặt 1 vài loại cây nhỏ để khử mùi hôi cho nhà vệ sinh như lô hội, lưỡi hổ, trầu bà, cọ cảnh,…
Tùy thuộc vào sở thích và diện tích không gian, bạn sẽ có những cách sắp xếp nội thất trong nhà vệ sinh phù hợp.
 
Top