• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Thuốc diệt chuột

Thuốc diệt chuột làm máu không đông & gây ngộ độc trên chó

Những trường hợp ngộ độc bởi thuốc diệt chuột chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các trường hợp ngộ độc ghi nhận được tại các phòng mạch thú y. Phần lớn các trường hợp là do bất cẩn trong việc sử dụng thuốc diệt chuột tại những nơi cho chó sinh hoạt, phần còn lại và cũng nguy hiểm nhất là hành động đáng lên án khi dùng thuốc diệt chuột để đánh bả chó.

Nhưng thuốc diệt chuột loại này sẽ gây một hội cứng xuất huyết: máu chày khỏi cơ thể mà không cầm được. Triệu chứng có thể không xuất hiện ngay lập tức nên rất nguy hiểm và cần phải có một phương pháp điều trị đặc biệt.



Vai trò của VitaminK

VitaminK trong gan dùng để tổng hợp 4 yếu tố chính tham gia vào hiện tượng đông máu. Nếu thiếu VitaminK, tế bào gan sẽ tổng hợp và phóng thích các yếu tố gây đông máu không hoàn chỉnh, không hoạt động về mặt sinh học, bởi vì hoàn toàn không có khả năng phối hợp với canxi và phospholipide trong hiện tượng đông máu. Độ dài tác động đối kháng VitaminK của thuốc diệt chuột sau chỉ một lần nuốt có thể kéo dài từ vài ngày đến cả tuần lễ.

Thuốc diệt chuột gây chống đông máu: nguyên nhân ngộ độc

Bản chất của những chất chống đông máu là các hợp chất phái sinh từ coumarine và indane (hydroxy-4-coumarine và indane1-3-dione) có cấu trúc tương tự với cấu trúc vitaminK (thành phần chính giúp đông máu). Chất chống đông máu có rất nhiều thế hệ với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có hai đặc tính chung sau đây:

- Bền vững với những bất lợi của môi trường như: ánh sáng, ẩm độ, hay sự thay đổi nhiệt độ.

- Không mùi và không vị

- Các chất chống đông máu đóng vai trò số một trong cuộc chiến chống lại chuột và các loại gặm nhấm khác. Tác động chậm của thuốc này là một lợi thế so với các loại thuốc diệt chuột ngay lập tức, vì chuột sau khi bị nhiễm thường chết sau đó ở nơi khác, không gây mất vệ sinh. Thuốc được dùng với hai dạng chính:

a/ dạng miếng mồi, thường kết hợp với bột ngũ cốc

b/ dạng bột hiếm dùng hơn nhưng nồng độ đậm đặc hơn.


Tại các nước phương Tây, hiện nay có khoảng 250 dạng thuốc chống đông máu khác nhau và chỉ những chuyên gia trong nghề mới được cấp giấy phép mua, bán và sử dụng thuốc diệt chuột dạng chất chống đông máu.

Các thuốc diệt chuột dạng chất chống đông máu can thiệp vào sự chuyển hóa vitaminK và phá hủy dự trữ vitaminK trong gan. Các loại thuốc này hiện diện rất lâu trong gan, từ 10 ngày đến 180 ngày tùy loại thuốc, nên có độc tính kéo dài. Nếu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm thì chỉ thấy một lượng độc chất rất thấp trong máu và nước tiểu, thận cũng có nhưng gan mới là nơi thuốc độc lưu lại lâu và nhiều nhất.

Những trường hợp ngộ độc thường thấy trên chó, nhất là chó con, là sau khi diệt chuột trong nhà, hầm xe, trong vườn và những nơi chó có thể lui tới. Trường hợp thứ hai là việc đánh bả chó vì mục đích tư thù hay giết thịt. Chúng ta biết chó là một trong những loài vô cùng nhạy cảm với thuốc diệt chuột dạng chất chống đông máu.

Liều gây ngộ độc của chất này đối với chó là rất thấp, được tính bằng mg/kg (từ 10 – 50 mg/kg) và liều ngộ độc sẽ thấp hơn 10 – 100 lần nếu việc hấp thu thuốc độc được lặp lại nhiều lần. Đặc biệt với một số chất chống đông máu thế hệ mới, chỉ cần một liều rất thấp, khoảng một vài mg, thậm chí thấp hơn cũng có thể gây ra ngộ độc.

Các triệu chứng lâm sàng

Các chất chống đông máu gây ra một hội chứng xuất huyết với các triệu chứng khác nhau và kéo dài. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện tối thiểu phải 24 – 48 giờ sau khi nuốt chất độc vào miệng, một số trường hợp triệu chứng xuất hiện sau 10 ngày.

Tùy theo vị trí của vết xuất huyết, người ta phân ra nhiều dạng ngộ độc với những tiến triển khác nhau:

- ngộ độc cấp tính gây chết cấp kỳ, không có dấu hiệu báo trước. Nếu mổ tử thi chó chúng ta sẽ thấy chó bị xuất huyết não, xuất huyết bao tim, xuất huyết xoang ngực.

- Ngộ độc bán cấp tính thường gặp hơn với những triệu chứng toàn thân thường xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau khi nuốt chất độc. Triệu chứng thường thấy: bỏ ăn, mệt mỏi, rũ rượi, niêm mạc tái, xuất huyết rất nhiều nơi (bướu máu dưới da, di chuyển khó khăn do xuất huyết khớp, ho ra máu do xuất huyết phổi…). Đôi lúc còn thấy những triệu chứng thần kinh do xuất huyết não và xuất huyết tủy sống.

- Nếu không được điều trị, con chó sẽ chết trong vòng từ 1 - 6 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Người ta cũng ghi nhận được một số ca tự lành bệnh ngẫu nhiên.

Điều trị

Thuốc giải độc trong trường hợp này chính là vitaminK, tác động ngay lập tức và kéo dài liên tục (nhiều giờ). Say đây là phương pháp được đề ra bởi trường Đại học Thú y Alfort (Pháp):

- Giai đoạn điều trị tấn công: vitaminK1 bằng đường tiêm với liều 5mg/kg thể trọng, lặp lại từ 1-2 lần mỗi 12giờ. Nếu tiêm bằng đường tĩnh mạch thì tốt hơn. Tiêm bắp và tiêm dưới da nên cẩn thận, tránh tiêm vào bướu máu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc . Nếu sử dụng vitaminK3 tổng hợp thì hiệu quả sẽ không như vitaminK1: tác dụng không nhanh bằng và cũng không kéo dài như vitaminK1.

- Giai đoạn kéo dài điều trị, để tránh sự tái lại, sử dụng vitaminK1 với liều 2,5 – 5 mg/kg thể trọng/ngày trong một thời gian đủ dài và không ngưng. Thời gian này kéo dài từ 3 – 4 tuần, mục đích là để duy trì hàm lượng vitaminK1 cao liên tục trong máu, vì vitaminK1 đối kháng với sự ức chế men gan của các chất độc.

- Việc truyền máu tươi từ chó khác cũng được áp dụng để thay đổi các thành phần máu với liều 10ml/kg/giờ tiêm tĩnh mạch nếu thấy thể tích huyết cầu giảm dưới 20%.

- Dùng các biện pháp thông thường khác để giúp cho chó được hồi phục.

- Kiểm tra tỉ lệ prothrombine khi ngưng việ điều trị
 
Top