• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Thận trọng sử dụng thuốc điều trị chó, mèo.

thienthanmeo_kut3

♥ lovely angle cat ♥
Hiện nay không ít chủ vật nuôi dùng thuốc tự điều trị chó, mèo trong các trường hợp cấp cứu hoặc không thể nhờ được trợ giúp của các Bác Sỹ Thú Y.

* Nếu bạn không có chuyên môn thú y, dùng thuốc- đặc biệt là hóa dược hay biệt dược phải có toa thuốc, hoặc tư vấn của các Bác sỹ Thú y vì có một số nguyên tắc điều trị áp dụng trên người được nhưng không thể cho chó, mèo được!!

1. Một số thuốc dùng cho người, nhưng đặc biệt nguy hiểm khi dùng cho chó:

- Tiêm Strichnine sulfat ống 1ml/1mg của người giết chết 1 con chihuahua, hoặc con chó dưới 3kg trong 15 phút với các triệu chứng co giật cứng toàn thân như bệnh uốn ván, chó chết do liệt hô hấp.

- Tiêm 2 ống Atropine sulphat 1ml chống nôn của người cũng có thể giết chết 1 con chó như trên trong vòng 30 phút với triệu chứng giảm hoặc ngừng tiết dịch của cơ thể.

- Nhiều loại thuốc giảm đau thường dùng cho người : Aspirin, Ibuprofen ( Advil), Acetaminophen (Tylenol) có thể gây nguy hiểm cho chó, mèo với các triệu chứng nôn mửa, run rẩy, đau đớn hoặc hôn mê. Vì chó meofkhoong có các enzym cần thiết để phân giải các loại thuốc giảm đau này.

- Không dùng thuốc gây nghiện, ma túy chữa bệnh cho chó. Một số chủ nuôi chữa chó tiêu chảy bằng "xái" ma túy, chó cũng mắc nghiện và không thể chữa khỏi bằng thuốc khác được.

2. Một số liệu pháp điều trị cụ thể không giống như điều trị cho người:

- Chó nôn khan liên tục, tiêu chảy xuất huyết, do dịch Pavovirus ,care...không dùng nước Oresol, đường Glucose cho uống vì càng kích ứng nôn nhiều, nôn ngay chó mệt và chết nhanh. Thận trọng dùng Atropine chống nôn, Vitamin K chống xuất huyết trong trường hợp này.Tốt nhất cân bằng nước và điện giải bằng dịch truyền qua tĩnh mạch. Không nên chữa tiêu chảy bằng thuốc thuộc nhóm Sulphamid như:Trimazol (Biseptol), Sulphaguanidine...vì các loại thuốc này sẽ gây viêm thận nếu chó không uống được nhiều nước hoặc trong tình trạng mất nước.

- Cẩn thận khi tiêm B-Complex cho chó. Rất nhiều chó, đặc biệt là Becgie rất mẫn cảm và dị ứng với loại thuốc này. Có con sưng phù mặt và toàn thân, ngứa, sốt chỉ sau 30 phút tiêm B-Complex. Phải dùng thuốc kháng Histamin để cứu chữa khẩn cấp.

- Không dùng các loại thuốc"trợ tim", thực chất là "cường tim"như Spactein, Spactocam, Adrenaline...trong trường hợp chó tiêu chảy, mất nước trầm trọng dễ gây liệt, ngừng tim đột tử. Vì lúc này nhịp tim của chó vốn đã rất nhanh do máu cô đặc, lại bị thuốc làm đập nhanh hơn và gây loạn nhịp, ngừng đập.

- Không dùng lâu dài các loại thuốc nhóm Steroid: Dexamethasone, Prenisolone, để chống viêm, dễ gây phù nề, tích nước và rối loạn tim mạch, loãng xương, nhất là với chó già.

3. Không dùng một số Hóa chất trừ sâu để trị ghẻ, rận, mòng cho chó.

- Một số chủ chó "tắm ghẻ""diệt rận, mòng chó bằng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, bình xịt muỗi... gây trúng độc, tử vong, nhất là chó non. Nên dùng các loại thuốc trị KST ngoài da của các Hãng thuốc Thú Y nổi tiếng như: Frontline, Revolution, vòng cổ trị ve rận...

4. Không dùng quá liều chỉ định thuốc.

5. Không dùng thuốc hết hạn sử dụng.

6. Không dùng sai đường cho thuốc.

- Không tiêm tĩnh mạch với các loại thuốc không có chỉ định tiêm tĩnh mạch.

- Không tiêm Can-xi chlorua ra ngoài mạch gây hoại tử cơ bắp.

- Không dùng thuốc tiêm cho uống. Một số chủ chó dùng Streptomycine tiêm pha cho chó uống chữa tiêu chảy, sẽ diệt cả hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa gây "loạn dưỡng" ỉa phân sống, giảm hệ số hấp thu tiêu hóa, chó còi cọc dễ mắc nhiều bệnh kế phát.

- Không xịt thuốc trị KST, hoặc cồn, thuốc sát trùng vào mắt, miệng, niêm mạc...


(viet-pet.com)
 
Top