• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Mỗi quan hệ giữa trẻ em và cún cưng

dinh850782

New Member
Chó và trẻ em luôn có 1 mối quan hệ không thể tách rời cũng giống như là ong và mật ong vậy, do đó Tim Falk đã tiến hành 1 thí nghiệm về việc làm thế nào để tình cảm giữa trẻ em và cún cưng ngày càng gắn bó và khăng khít hơn.

Được sống chung cùng với 1 chú chó trong suốt tuổi thơ là niềm hạnh phúc của trẻ em ở Úc. Chó có thể đem lại là tình yêu, tình bạn cho trẻ em, đồng thời cũng giúp trẻ em hiểu thêm về thế nào là trách nhiệm trong thế giới trẻ thơ, và đôi khi các chú cún sẽ luôn luôn tồn tại trong tâm trí trẻ em.

Tiến sĩ, bác sĩ thú y Lewis Kirkham, người có đã có rất nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về hành vi của động vật cho biết: “ Có rất nhiều tài liệu đã chứng minh rằng việc nuôi thú cưng trong gia đình sẽ đem lại rất nhiều lợi ích to lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các trẻ em trong những gia đình có nuôi thú cưng rất ít khi coi mình là trung tâm, có lòng tự trọng cao hơn, có sự đồng cảm lớn hơn, và chu đáo hơn những đứa trẻ khác.”

Ông cũng cho biết thêm rằng: “ Những đứa trẻ trong nhà có nuôi chó sẽ thân thiện với bạn bè hơn, kĩ năng giao tiếp với mọi người xung quanh cũng tốt hơn, và chúng cũng dễ dàng kết bạn hơn so với những trẻ em mà trong nhà không nuôi thú cưng. Nuôi chó sẽ khiến cho trẻ em bớt cảm giác cô đơn hơn.”

Cho dù việc nuôi chó trong nhà có lợi ích rất lớn đối với trẻ em nhưng trong nhiều trường hợp thì mối quan hệ giữa chó và trẻ em lại “kết thúc trong nước mắt”. Có tới khoảng 70% trường hợp bị chó cắn xảy ra trong khu vực dân cư là do những chú chó thân quen với trẻ em gây ra. Đây có thể là chó của chính gia đình em bé đó, cũng có thể là chó của bạn bè hoặc chó của nhà hàng xóm.

Hơn một nửa các trường hợp bị chó cắn đều bắt nguồn từ các hành động vô hại của trẻ em gây ra như việc chơi đùa cùng chó, đến gần, ôm ấp, cho chó ăn, thậm chí là chỉ đi ngang qua. Nhóm tuổi có nguy cơ dễ bị chó cắn nhất là dưới 5 tuổi.”

Cần hiểu rõ về chú chó mà mình nuôi.

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc bị chó cắn ở khu vực gần nhà. Có thể là do người lớn quá tin tưởng vào chú chó của gia đình mình. Họ cho rằng trong mọi trường hợp thì chú chó của gia đình đều đáng tin. Và cũng có thể là do người chủ đã không thể hiểu chính xác ngôn ngữ cơ thể mà nó muốn truyền đạt, có thể nó cảm thấy không thoải mái với cách tiếp cận mà họ khuyến khích trẻ em.

Chính vì vậy, điều quan trọng nhất là các bố mẹ cần phải có kiến thức về ngôn ngữ cơ thể của loài chó và sau đó hướng dẫn cho trẻ em biết điều gì nên và không nên làm với chú cún cưng của gia đình. Một số dấu hiệu cho thấy cún cưng đang lo lắng như: ngáp, liếm môi, quay hoặc nhìn đi chỗ khác, tư thế cứng thậm chí là liếm tay hoặc mặt trẻ em.

Tương tự như vậy, trẻ em cũng cần phải được giáo dục về cách cư xử với cún cưng. Điều quan trọng là trẻ em cần phải được tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể của cún cưng để tránh dùng các hành động khiến cún cưng nổi giận. Trẻ em cần được biết những nguyên tắc cơ bản như “ Hãy để cho cún cưng ngủ” và không được trêu đùa những con chó xa lạ mà không hỏi ý kiến chủ nhân của nó, và đặc biệt là không trêu đùa với nó khi những chú chó đang ăn (thức ăn cho chó).

Chủ sở hữu vật nuôi cũng nên chú ý tới tất cả mọi hành động của cún để đảm bảo rằng chú cún cưng của mình luôn hành xử 1 cách tốt nhất có thể. Xã hội hóa ngay từ khi còn nhỏ là điều kiện bắt buộc và việc nuôi cún cưng trước khi trẻ em bắt đầu đến trường sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.

Tầm quan trọng của việc giám sát.

Hiệp hội thú y Úc và các bác sĩ khoa nhi khuyên rằng không nên để trẻ em dưới 8-10 tuổi ở nhà 1 mình với cún cưng mà không có sự giám sát của người lớn. Giám sát một cách thích hợp được coi là “ nhân tố quyết định giúp cho mối quan hệ của trẻ em và cún cưng trở nên tốt đẹp.”

Ngay cả 1 chú chó điềm tĩnh và thân thiện thỉnh thoảng cũng có những lúc có tâm trạng tồi tệ hoặc không khỏe, do đó nó có thể sẽ cáu kỉnh hơn bình thường và có thể đáp lại trẻ em bằng những hành động khác với bình thường.

Hiểu rõ những tín hiệu cảnh báo của cún cưng và đưa ra những phương thức giám sát thích hợp có thể là cách tốt nhất để ngăn chặn thảm họa xảy ra. Với cách tiếp cận hợp lý và tập trung vào giáo dục, con bạn và cún cưng có thể thoải mái làm những gì tốt nhất và tận hưởng tình bạn tốt đẹp.

Lời khuyên dành cho trẻ em.

Tiến sĩ Kirkham đã đưa ra vài lời khuyên về việc làm thế nào để dạy con bạn cách đối xử với những con chó xung quanh.
– Ôm, hôn chó không phải lúc nào cũng là cách thể hiện tình cảm tốt nhất.
– Trẻ em nên được biết rằng hãy để cún cưng 1 mình khi nó đang ăn, đang làm việc hoặc đang ngủ.
– Đối với những con chó xa lạ mà trẻ em tình cờ gặp trên đường phố, trẻ em cần phải được dạy là phải đứng yên như một cái cây, nhìn xuống đất và tốt nhất không nên trêu đùa những con chó xa lạ.
– Đối với những con chó chưa quen với chủ sở hữu hiện tại thì trẻ em cần được biết là phải xin phép chủ sở hữu đầu tiên trước khi muốn vỗ về con chó. Phụ huynh nên có mặt để giám sát và quan sát ngôn ngữ cơ thể của cún cưng để đảm bảo rằng nó hoàn toàn thoải mái với những hành động trêu đùa đó.

Trên đây là những chia sẻ của Petkul rất mong đã đóng góp được phần nào cho gia đình của bạn
 
Top