• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Lên màu cho cá với thuốc Astaxanthin.

nobita999

New Member
Lên màu cho cá với thuốc Astaxanthin.
Để cá cảnh có màu sắc đẹp sặc sở và khỏe mạnh luôn là mục tiêu nhiều người chơi và nuôi cá hướng đến. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vai trò của sắc tố - thành phần thiết yếu để tạo nên màu sắc rực rỡ cho cá. Nhiều người theo kinh nghiệm đã cho cá ăn những thức ăn giàu sắc tố trong tự nhiên như các loại tôm tép nhỏ, cá con hay tảo... ngoài ra hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thức ăn dạng viên đã được bổ sung sắc tố (xanthophyll) với nhiều tên gọi và xuất xứ. Tất cả các loại thức ăn kể trên đều tốt và những có tác dụng nhất định. Tuy nhiên, người sử dụng không thể kiểm soát được lượng sắc tố trong các loại thức ăn này, và không thể biết được bao lâu cá sẽ đạt được màu sắc rực rỡ như mong muốn.

Carophyll Pink® 10% CWS là sản phẩm của hãng DSM (trước đây là Roche Vitamins) chứa 10% astaxanthin – là loại sắc tố giúp cá có màu sắc đẹp rực rỡ và tăng sức đề kháng. Gần đây sản phẩm này được sử dụng trên cá cảnh và đã đem đến những tác dụng tích cực. Người chơi cá hài lòng vì vẻ đẹp màu sắc của cá kiểng, trong khi người nuôi cá đảm bảo cung cấp được cho thị trường trong nước và xuất khẩu những lô cá có màu sắc đẹp, khỏe mạnh.
Tuy nhiên nhiều người nuôi và chơi cá cảnh vẫn còn một số băn khoăn về sản phẩm này:

1. Astaxanthin là gì?

Astaxanthin là 1 loại carotenoid, một nhóm sắc tố hiện diện trên một số loài thủy sản, tạo cho cơ, da và trứng thủy sản có màu vàng, cam hay đỏ. Astaxanthin là nguồn sắc tố thiên nhiên tìm thấy nhiều trên cá hồi (cá có cơ và da màu đỏ), một số loài giáp xác. Hiện nay để nhuộm màu cơ, da hay làm cho cá lên màu vàng cam hay đỏ, trong thức ăn cá cảnh thường được bổ sung Astaxanthin hay Canthaxanthin để cá có màu sắc đẹp hơn và dễ tiêu thụ hơn.

2. Cơ chế tác động của astaxanthin?

Astaxanthin có công thức hóa học là 3,3’ dihydroxy-4,4-diketo-β Carotene. Không phải là hormone nên không gây hại đến khả năng sinh sản của cá. Cá sẽ chuyển hóa Astaxanthin trong thức ăn thành tuaxanthin và tích lũy trong da, làm cá có màu sắc rực rỡ. Cá có khả năng hấp thụ tốt các loại carotenoid theo thứ tự sau: Zeaxanthin (không phổ biến)> Astaxanthin> Lutein (trong thực vật như bắp)

3. Cá sẽ đạt màu sắc rực rỡ (nhìn thấy được) sau khi bổ sung bao lâu?

Cá khi được bổ sung astaxanthin vào khẩu phần ăn liên tục sau 7 – 10 ngày sẽ đạt màu sắc rực rỡ.

4. Nếu bổ sung quá liều có gây ảnh hưỡng xấu cho cá không?

Vì sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nên khi bổ sung nhiều hơn liều khuyến cáo (200 ppm) cá sẽ mau có màu sắc rực rỡ hơn. Trong trường hợp lượng dùng quá cao cá sẽ tự loại thải qua mang và bài tiết mà không gây hại cho bản thân cá.

5. Nếu ngưng bổ sung astaxanthin thì cá có bị nhạt màu đi không? Tại sao?

Vì cá cảnh thường được nuôi trong điều kiện dễ gây stress (không gần gủi với môi trường tự nhiên và tập tính của cá) nên cá phải huy động lượng sắc tố tích lũy được để chống lại bệnh tật nên sau một thời gian (tùy điều kiện nuôi và mật độ nuôi) màu sắc sặc sỡ của cá sẽ nhạt dần. Tuy nhiên, khi bổ sung trở lại thì sau một thời gian ngắn cá sẽ lại đạt màu sắc rực rỡ.

6. Astaxanthin có phải là hormon và gây mất khả năng sinh sản của cá không?

Carophyll Pink® 10% CWS là một sản phẩm của hãng DSM (Roche Vitamins), Thụy Sỹ. Sản phẩm này có chứa 10% Astaxanthin. Sản phẩm Carophyll Pink chủ yếu được dùng trong thức ăn tôm công nghiệp với công dụng tăng khả năng đề kháng cho tôm và giúp tôm nuôi công nghiệp có sàu sắc đẹp cả khi nuôi (xanh sậm) và sau khi nấu chin (đỏ hồng).
Sản phẩm này đã được dùng khá rộng rãi ở các nước nuôi tôm xuất khẩu như Thái Lan và Việt Nam. Vì vậy một khi sản phẩm tôm từ các nước này được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, tôm phải bảo đảm không chứa các chất kích thích hay hormone (được kiểm tra rất nghiêm ngặt). Điều này chứng minh rằng Astaxanthin hoàn toàn không phải là hormone nên không hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cá.

7. Cách sử dụng astaxanthin?

Trong thức ăn cá dĩa hay cá la hán hiện nay, Astaxanthin đang được sử dụng theo hai cách:
- Đối với thịt/tim bò: trộn 2 gram Carophyll Pink vào 1 kg thịt/tim bò đã xay nhuyễn. Trộn đều hổn hợp cho tới khi hỗn hợp có màu đỏ cam. Ép thịt/tim bò thành miếng mỏng, trữ ở nhiệt độ từ (-) 5 – 00C cho cá ăn dần.

- Đối với thức ăn viên nổi: một số thức ăn công nghiệp hiện có trên thị trường đã có sẳn 1 lượng nhỏ sắc tố. Để tăng hiệu quả cho thức ăn (để cá có màu đẹp hơn, hay cá la hán mau lên "gù"), người nuôi làm theo cách sau: hòa 2 gram Carophyll Pink vào nước, sau đó rưới đều dung dịch này lên viên thức ăn. Phơi hoặc sấy viên thức ăn thật khô để cho cá ăn dần. Lưu ý bảo quản viên thức ăn nơi khô ráo, thoáng mát.

Hiện nay có những phương pháp tạo màu cho cá bằng cách sử dụng hormon tăng trưởng.

http://anhso.net/nobita999/photo/5757392/Untitled/

Trên đây là một bài báo nói về việc sử dụng hormone để tạo màu cho cá. Bài báo nói rằng những băng nhóm tội phạm ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia đã sử dụng một loại hormon đặc biệt nhập từ Singapore để tiêm vào thức ăn của cá rồng gồm gián, rết và ếch rồi sau đó đem cho loại cá rồng rẻ tiền ăn (theo như mô tả thì có thể là Thanh long hồng vĩ hay Banjar red). Sau 2-3 tuần, cá rồng “dỏm” sẽ trông giống hệt với huyết long. Thông thường, màu của chúng sẽ nhạt dần sau 6 tháng nhưng sẽ kéo dài đến 1 năm nếu cá được nuôi ngoài trời. Cá huyết long giả sau đó được nhập lậu vào Singapore rồi xuất cảnh đi những nước châu Á khác. Nhiều người chơi cá rồng ở Hồng Kông đã mua phải thứ cá rồng “dỏm” này với giá rất cao, khoảng 8.900 đô la Singapore (~5000 đô la Mỹ).

Một nguồn thông tin khác từ người chơi cá rồng ở Mỹ cho rằng cá cảnh được nhập khẩu từ một số nhà cung cấp nhất định luôn có màu sắc giả tạo rồi sau đó lợt dần. Những con cá rồng non có vây màu đỏ là dấu hiệu của chất methyltestosterone. Như vậy, hormon tăng trưởng cũng có khả năng làm tăng màu sắc cho cá, thậm chí thời gian duy trì tác dụng còn lâu hơn cả Carophyll Pink.

Loại hocmon thường được sử dụng để tạo màu cho cá là Methyltestosterone (ảnh).

http://anhso.net/nobita999/photo/5718376/hocmon-1/

Cơ chế tác động của hormon lên màu sắc của cá như thế nào? Khả năng thay đổi màu sắc ở cá nhờ vào cấu trúc của tế bào sắc tố. Khi quan sát tế bào dưới kính hiển vi, bề mặt của nó trông giống như là một mạng nhện.

http://anhso.net/nobita999/photo/5718409/Untitled2/

Tế bào sắc tố khi quan sát dưới kính hiển vi.

Sắc tố có thể luân chuyển trên các nhánh của mạng. Một khi chúng co cụm vào điểm trung tâm thì màu sắc của cá sẽ trở nên nhợt nhạt. Trái lại, nếu sắc tố tản ra toàn mạng thì màu sắc của cá sẽ đậm hơn; như vậy mức độ đậm hay nhạt của cá là tùy vào mức độ phân tán hay co cụm của sắc tố trên bề mặt của tế bào sắc tố. Sắc tố đen luân chuyển trong tế bào với tốc độ nhanh hơn các sắc tố màu bởi vì tế bào sắc tố đen được điều khiển trực tiếp từ trung tâm thần kinh trong khi các tế bào sắc tố khác chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi hàm lượng hormon, chẳng hạn trong giai đoạn cá sinh sản lượng hormon tăng cao thì cá sẽ có màu sặc sỡ hơn.

Tuy nhiên, việc sử dụng hormone này để tạo màu cho cá sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của cá.

Methyltestosterone được sử dụng làm thuốc chữa trị chứng thiếu hormon ở nam giới và ung thư vú ở phụ nữ. Nó cũng là loại thuốc kích thích giúp tăng cường sức lực và trọng lượng nên bị cấm dùng trong lãnh vực thể thao, không chỉ để đem lại công bằng trong thi đấu mà còn vì nó có những tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ. Nhiều trường hợp vận động viên bị đột tử hay nữ vận động viên bị “nam hoá” đều do sử dụng chất này quá liều hay lâu dài mà ra.

Ở cá rô phi và cichlid nói chung, giới tính được hình thành trong giai đoạn cá bột dưới tác động của các yếu tố về môi trường như nhiệt độ, độ pH, hormon và quan hệ kích thước giữa các cá thể trong cùng bầy đàn. Chẳng hạn, thống kê của những người nuôi cá cảnh cho thấy ở điều kiện nhiệt độ và độ pH cao, tỷ lệ cá đực hình thành cao hơn so với mức bình thường. Trong chăn nuôi, người ta trộn bột 17a – Methyltestosterone vào thức ăn để “đực hoá” cá rô phi bột. Bởi vì cá rô phi đực lớn nhanh hơn cá cái rất nhiều, cho nên nếu đàn cá bột có tỷ lệ cá đực cao thì năng suất chăn nuôi cũng tăng lên. Liều lượng sử dụng thông thường là 60 mg/1 kg trọng lượng cá bột và cho cá ăn liên tục trong 2-3 tuần sau khi nở. Tỷ lệ cá đực thu được lên đến 90-95%.

Tuy nhiên, 17a – Methyltestosterone là chất độc và cần được sử dụng một cách có kiểm soát. Dư lượng hormon tăng trưởng trong ngành chăn nuôi có thể tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng cũng như làm ô nhiễm môi trường. Nếu cho cá ăn quá liều và kéo dài cũng sẽ dẫn đến những tổn hại không thể phục hồi đối với cơ quan sinh sản và những cơ quan nội tạng khác như gan và thận.

Trong nhiều năm trời, người nuôi cá nội địa không thể lai tạo được những con cá La Hán đời mới như Khỉ đỏ đực, King Kamfa đực nhập khẩu từ nước ngoài mặc dù chúng đã đến tuổi trưởng thành. Quan sát kỹ lưỡng trong hồ kiếng cho thấy bộ phận sinh dục của chúng teo nhỏ đi so với dòng cá La Hán đời cũ, và cho dù chúng vẫn làm đầy đủ các thao tác thụ tinh cho trứng như bình thường nhưng trứng không bao giờ nở!

Mặc dù còn một nhóm những chất hormon tăng trưởng khác như estrogen và progesteren nhưng căn cứ vào mức độ phổ biến của 17a – Methyltestosterone trong chăn nuôi thuỷ sản cũng như tác dụng mạnh mẽ của chúng lên những cá thể đực thì chúng ta hoàn toàn có cơ sở tin rằng một số loại thức ăn viên được quảng cáo có tác dụng lên màu và lên đầu có thể chứa 17a – Methyltestosterone. Việc sử dụng quá liều và liên tục chất này là nguyên nhân gây ra sự vô sinh của những cá thể La Hán đực và nó cũng tạo ra màu sắc nổi bật một cách giả tạo ở cá La Hán bột ngoại nhập!

Với những đặc tính và ưu điểm kể trên thì Carophyll Pink® 10% CWS hoàn toàn là giải pháp an toàn và hiệu quả cao cho việc tạo màu cho cá.

Sản phẩm Carophyll Pink® 10% CWS:

http://anhso.net/nobita999/photo/5718406/carophyll-front/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718386/2grampink/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718405/carophyll-back/

Sản phẩm Carophyll Yellow® 10% CWS:

http://anhso.net/nobita999/photo/5718408/carophyllyellow-front/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718388/2gramyellow/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718389/2gramyellow1/

Một số hình ảnh cá trước khi sử dụng Carophyll Pink® 10% CWS:

http://anhso.net/nobita999/photo/5718404/BP3-d2240b7985-640x480-before/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718403/BP3-beed0ec6f7-640x480-before/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718402/BP3-a8b756d6cb-640x480-before/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718400/BP3-233fc0ec1d-640x480-before/

Một số hình ảnh cá sau khi sử dụng Carophyll Pink® 10% CWS:

http://anhso.net/nobita999/photo/5718398/AP3-f8ded07676/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718397/AP3-bb5332c459-640x480-after/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718396/AP3-791544871d-640x480-after/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718395/AP3-87f8ed0050-640x480-after/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718394/AP3-15d954172c/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718391/AP3-6a24a2b4ac-640x480-after/

Một số hình ảnh cá trước khi sử dụng Carophyll Yellow® 10% CWS:

http://anhso.net/nobita999/photo/5718401/BP3-0270c95a1c-639x426-before/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718399/BP3-01ae1846e6-639x426-before/

Một số hình ảnh cá sau khi sử dụng Carophyll Yellow® 10% CWS:

http://anhso.net/nobita999/photo/5718393/AP3-6dbfb56b6b-639x426/

http://anhso.net/nobita999/photo/5718392/AP3-6dbfb56b6b-639x426-after/
 

minh68

minh68
loại cá ăn mồi nào cũng sử dụng được hay sao bạn, mình mua tim bò xoay ngoài tiệm cá thì trong đó có pha Astaxanthin sẵn chưa bạn . thanks bạn
 
Top