• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Khi nhà có thú cưng!

Chó

Diamond Member
Khi cuộc sống ngày càng trở nên khá giả thì nhu cầu nuôi thú cưng trong gia đình cũng đa dạng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, đối với những gia đình ít người, thì những chú chó, mèo có khi đã trở thành người bạn thân thiết với chủ. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý hiện nay chính là việc không gian cho thú cưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức.Và để có được một giải pháp không gian an toàn, vệ sinh cho vật nuôi trong gia đình, SSM xin giới thiệu Bác sĩ thú y Nguyễn Hoàng Thùy, đến từ Phòng khám ProCare, quận Bình Thạnh. Hy vọng từ những ý kiến của bác sĩ, chúng ta sẽ có được một giải pháp tốt.


Muốn chọn không gian phù hợp, chủ nhà cần phải quan tâm đến các yếu tố như thể trạng, kích thước và trọng lượng của mỗi loại thú. Nếu như trước đây, người ta thường chọn nuôi các loại chó ta, chó Phú quốc thì hiện nay các giống chó ngoại nhập ngày càng chiếm được cảm tình của người nuôi.
Tiêu biểu cho dòng chó nhỏ, lông ngắn là loại Chihuahua rất phổ biến. Với vóc dáng nhỏ, nhanh nhẹn, không gian chuồng dành cho loại này cũng không chiếm nhiều diện tích. Kế đến là loại chó phóc, chó Nhật, chó Bắc Kinh, tầm trung, lông demi... thì không gian sống phải rộng hơn một chút. Ngoài ra với các giống cho to như Pug, Bulldog Anh hay giống Boxer, Rottweiler của Đức thì không gian chuồng phải thực sự rộng thoáng. Có thể bố trí chuồng cho các loại chó to này ở góc sân vườn hoặc trong nhà.
Đối với không gian cho thú cưng thì xem nhẹ những vấn đề như lau chùi sàn nhà bằng các sản phẩm diệt khuẩn phù hợp, vệ sinh chuồng trại, khám và điều trị bệnh cho thú cưng... sẽ dễ dẫn đến tình trạng xấu nhất cho cả người nuôi và thú. Theo tôi, một không gian lý tưởng phải đảm bảo tiêu chí sau:

•- Sàn nhà phải luôn sạch sẽ, khô thoáng tránh đọng nước. Vì môi trường ẩm thấp rất dễ gây ra những loại bệnh viêm, nhiễm với thú.
•- Khu vực nuôi phải thường xuyên được diệt khuẩn, chuồng nuôi luôn sạch sẽ, vệ sinh.
•- Không gian chung quanh phải thoáng khí, có ánh nắng chan hòa. Dù nuôi trong nhà hay ngoài sân vườn thì cũng cần phải chú ý đến yếu tố ánh nắng vì đây là tác nhân diệt khuẩn tuyệt vời.

Thú cưng hiện nay không còn là một vật nuôi bình thường mà đã trở thành một người bạn thân thiết. Đối với người bạn đó, chủ nhà không ngại vuốt ve, thậm chí ăn chung mâm, ngủ cùng giường. Vì vậy, vấn đề giữ gìn vệ sinh phải luôn được ưu tiên hàng đầu.

•- Trước hết, đối với sàn nhà có nuôi thú thường phải thường xuyên lao chùi bằng những loại sản phẩm tẩy rửa vệ sinh có chất lượng. Nếu thú trong tình trạng khỏe mạnh, thao tác này có thể thực hiện mỗi ngày một lần. Trường hợp thú bị ốm phải liên tục lau chùi 3 - 4 lần trong ngày để đảm bảo vệ sinh cho thú và mọi người xung quanh, tránh mùi hôi và các tác nhân gây bệnh khác.
•- Mùa hè với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ve bọ kí sinh rất dễ sinh sản và lây lan. Đây là giai đoạn sức đề kháng của thú tương đối yếu. Vì vậy phải thường xuyên dùng các loại thuốc sát khuẩn như thuốc nước giaven, thuốc diệt ve... Sau khi tắm rữa cho thú, phải hong, sấy hoặc lau thật kỹ để tránh thú bị viêm da, vẩy nấm... Ngoài ra, việc chủng ngừa định kỳ, hoặc khám chữa bệnh tại các trung tâm thú y cũng rất quan trọng để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm gây cho người từ con vật mà mình yêu thương.

Với điều kiện khí hậu như hiện nay vật nuôi trong nhà chủ yếu là chó, rất dễ mắc các chứng bệnh như viêm da, bệnh dại, nhiễm xoắn khuẩn và bị lây nhiều loại nấm khác...
Tác nhân gây bệnh từ thú truyền sang người chủ yếu qua đường tiếp xúc.
Nước miếng, nước tiểu, phân và lông chó có chứa mầm bệnh sẽ dễ lây sang con người trong quá trình tiếp xúc khi chăm sóc. Cụ thể là khi chơi đùa, thú cưng rất hay liếm láp vào da của chủ. Trường hợp có vết thương chưa lành, mầm bệnh từ thú rất dễ lây từ thú sang người. Trong vài trường hợp đặc biệt là thú có thể bị đi tiêu hoặc ói ra máu trong đó có chứa rất nhiều mầm bệnh, chủ nhân phải hết sức cẩn thận trong khâu dọn dẹp vệ sinh.
Các loại bệnh khác như xoắn khuẩn, viêm gan tuy không rầm rộ với các biểu hiện bên ngoài như những loại bệnh khác, nhưng cũng có thể gây ra tỉ lệ tử vong ở vật nuôi rất cao.
Cần có chế độ tẩy giun ngay từ lúc mới mua về và chủng ngừa định kỳ theo sự tư vấn của bác sĩ thú y. Ngay khi thấy có biểu hiện bất thường ở thú là phải lập tức đi đến khám và tư vấn tại những phòng khám thú y chuyên khoa.
Tùy vào kích thước, số lượng và chủng loại mà có thể chia thú theo từng không gian riêng. Điển hình nhất là hình thức nuôi trong lồng và đặt tại nhà. Có thể kể đến các loại lồng không nắp dành cho bầy chó nhỏ, lồng có nắp dành cho những loại thú hay leo trèo, loại có bánh xe và khay nhựa để tiện di chuyển và trong khâu dọn dẹp vệ sinh, loại lồng nhỏ dành cho nhà trong khu chung cư và các loại chuồng lớn, kiên cố dành cho những loại chó lớn như Bulldog, berger, lồng có mái che...

Giá cả thì tùy vào chất liệu:
•- Chuồng vải cho chó nhỏ giá từ 100.000 trở lên,
•- Chuồng sắt sơn tĩnh điện, inox, nhôm... kích thước khác nhau dao động từ 100 ngàn cho đến 2 triệu đồng.
•- Các chuồng dành cho thú lớn có giá trên 5 triệu.

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, không gian dành cho thú cưng đặc biệt phải được quan tâm. Nhất là khu vực sàn nhà cần phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Một lần nữa, các bậc cha mẹ phải thường xuyên lau chùi bằng các loại sản phẩm nước lau sàn có chất lượng. Ngoài ra, cần phải để ý đến kích thước và chủng loại chó để tránh gây nguy hiểm cho bé trong lúc chơi đùa với chó.
(Nguồn: Sức sống mới do bác sĩ Nguyễn Hoàng Thuỳ tư vấn)
 
Top