• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Khi cún cưng bị STRESS

Nếu bạn nghĩ chó không thể bị sốc….bạn đã sai lầm hoàn toàn. Như chúng ta đã biết, chó được thuần dưỡng từ rất lâu rồi, và đã trải qua một thời gian quá dài bên con người, nên chó luôn có xu hướng muốn gần người nuôi dưỡng, chó cũng có tình cảm, cũng biết phân biệt bạn thù, cũng nhận biết được vị trí của mình trong gia đình……và cũng biết “sốc”.

Đôi khi đang bình thường, bỗng chú chó của bạn thay đổi động thái cách đột ngột. Trường hợp này chúng ta phải coi chừng, chú chó đang muốn chúng ta hiểu một điều gì đó.

Hầu hết những con chó rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường sống, ví dụ như nó bị chuyển đến nhà mới, hay có một nhân vật nào đó mới xuất hiện (một em bé, một người lớn hay một con vật...). Và chú chó sẽ thể hiện một vài dấu hiệu sốc. Thông thường thì chó thường trở nên khó chịu, hay sủa, hoặc cắn đồ. Những hành động này càng ngày càng thường xuyên. Có những con chó sẽ có những dấu hiệu sốc như ói mửa, da nổi mẩn, tiêu chảy, hoặc luôn thèm ăn.



Nếu những biểu hiện trên xảy ra nhiều ngày và bạn thấy hầu như tính nết con chó của bạn không khá hơn, thì bạn nên đem chó đến bác sỹ, bác sỹ sẽ có những phương pháp trị liệu hoặc có thuốc để giảm bớt triệu chứng.

Khi bạn biết trước sẽ có sự thay đổi lớn trong gia đình của bạn. Bạn hãy chuẩn bị cho chú chó cưng đối mặt với sự thay đổi đó. Bạn có thể bỏ chút thời gian để đi bộ với chú chó, chơi cùng hoặc cho chú ăn. Bạn hãy xếp lịch để bạn càng gần chú chó càng tốt.

Để giới thiệu một đứa bé lạ với chú chó, bạn cần cột dây vào cổ chó trước, vì không bao giờ bạn biết trước chú chó sẽ tấn công hay không. Sau đó bạn cho đứa bé lại gần, và nếu chú chó cư xử tốt, bạn hãy khen nó. Bạn hãy dịu dàng, yêu thương song luôn chú ý để ngăn chặn sự ghen tị. Một điều bạn phải luôn nhớ là không bao giờ để chó ở một mình với đứa bé.

Nếu bạn chuyển sang nhà mới, hãy cố gắng tạo cho khung cảnh xung quanh, nhất là chỗ bạn chọn cho chú chó ở, càng giống nhà cũ càng tốt. Tránh thay đổi nơi riêng chó thường vô nằm vì chú cảm thấy an toàn (thùng, chuồng...). Cho nó một cái mền hay một món đồ chơi có mùi quen thuộc. Ngoài ra, trên đường di cuyển, bạn hãy làm bất cứ việc gì để có thể che chắn chó, tránh nó bị dằn sốc. Sau khi đã hoàn thành việc chuyển nhà, bạn và chú chó có thể trở lại cuộc sống bình thường với những thói quen và nề nếp như trước.

Hãy giúp chú chó của bạn nhận ra rằng nó vẫn là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, điều này giúp giảm nhẹ tình huống căng thẳng mà chú chó phải trải qua. Khi xảy ra bất cứ tình trạng nào mà có thể đe dọa sức khoẻ và cuộc sống của chú chó, bạn hãy đến và nhờ bác sỹ tư vấn.

Nếu chúng nên luôn yêu thương và quan tâm chăm sóc chú chó của chúng ta thì chắc chắn sẽ không bao giờ chó của chúng ta phải trải qua những cơn sốc không đáng có trong đời. Hãy nhớ, nếu chúng ta nuôi chú chó từ nhỏ thì tính khí của chú chó hiền lành, hòa đồng, vui tươi hoặc hay gắt gỏng, không thích tiếp nhận những nhân vật mới… tất cả là do sự yêu thương chăm sóc chúng ta dành cho chú hay chúng ta đã quá bận rộn mà không quan tâm, không gần gũi.
 
Top