• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

HCM KHÁM TIẾT NIỆU BAO GỒM NHỮNG GÌ? VÀ KHÁM RA SAO?

Khám tiết niệu bao gồm những gì? Và khám ra sao là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi lần đầu đi khám. Hãy cùng đọc ngay tin tức tổng hợp về khám tiết niệu nhé.

KHÁM TIẾT NIỆU BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Tiết niệu là các cơ quan trong hệ bài tiết của con người bao gồm thận, niệu quản, bàng quan, niệu đạo. Nếu là nam giới thì sẽ có thêm tuyến tiền liệt, nằm xung quanh vùng bàng quang.

Khi đi khám tiết niệu, các tư vấn sẽ khám thông qua nhìn, sờ, ấn,... để kiểm tra các cơ quan này, tìm ra các dấu hiệu bất thường. Thêm vào đó là các triệu chứng, biểu hiện của người bệnh để quyết định xem bệnh nhân có cần xét nghiệm hay không. Quá trình xét nghiệm bao gồm xét nghiệm nước tiểu, máu, nội soi, lấy mẫu sinh thiết,... để có kết quả chính xác về tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.

KHÁM TIẾT NIỆU RA SAO?

Khi đọc các dòng trên bạn đã biết các bộ phận cần khám khi khám tiết niệu. Vậy quá trình khám sẽ như thế nào?

Thông thường người bệnh sẽ được khám tiết niệu từ trên xuống theo thứ tự giải phẫu gồm:

Thận

Đầu tiên, tư vấn sẽ thăm khám bằng cách nhìn vào vùng hố thắt lưng xem xét có sưng hay không, có khối u nào nổi lên không. Xem người bệnh có vết sẹo do hậu phẫu không.

Tiếp theo sẽ sờ bằng 2 tư thế của bệnh nhân:

Tư thế ngửa, đầu kê gối, hai chân duỗi thẳng: Lúc này tư vấn sẽ kiểm tra cả 2 quả thận. Bệnh nhân nằm yên, thả lỏng cơ thể và phần bụng. Khi thở ra, các mô cơ mềm đi nên rất dễ nhận biết khối u hay vết sưng. Dùng tay ấn xuống để kiểm tra các khối u nhỏ phía dưới. Bằng kĩ thuật cũng như tay nghề tư vấn sẽ kiểm tra phản ứng của bệnh nhân và cảm giác đau.

Tư thế nằm nghiêng: bệnh nhân nằm nghiêng người, tay và chân duỗi thẳng. Khi khám thận trái thì nằm nghiêng qua bên phải và ngược lại. Tư vấn sẽ đặt tay lên vùng hố thắt lưng và vùng bụng trước. Và sờ thận khi bệnh nhân hít vào.

Sau khi sờ vùng thận xong sẽ là bước gõ. Nếu khi bệnh nhân có cảm giác đau thì mới dùng biện pháp gõ. Đây là cách để tìm dấu hiệu đau thận. Tư vấn sẽ gõ các ngón tay vào vùng eo. Tiến hành đặt tay trái vào vùng eo và gõ mặt trên của nắm tay phải để kiểm tra. Việc kiểm tra chỉ để gây cảm giác tức cho bệnh nhân chứ không được làm đau. Nếu sau khi gõ thận, bệnh nhân có các biểu hiện về tiết niệu như sốt, tiểu buốt, đau rát khi tiểu thì khả năng mắc bệnh viêm đài bể thận cấp.

Nếu nghe thấy âm thổi ở vùng phía trên thì nguyên nhân có thể là do hẹp động mạch ở vị trí thận hoặc tăng huyết áp ở thận.

Niệu quản

Bằng cách sờ, tư vấn sẽ khám được các điểm đau của niệu quản. Bằng các phương pháp chuyên môn, các tư vấn sẽ biết được người bệnh có cảm giác đau ở đâu thì khả năng niệu quản đang bị tắc nghẽn do sỏi hoặc do máu đông.

Niệu quản trên: nơi nối bể thận với phần niệu quản. Nằm trên đường ngang rốn ở bờ ngoài cơ bụng.

Niệu quản giữa: phần niệu quản trên động mạch chậu. Vị trí ⅓ ngoài và ⅓ giữa đường nối 2 gai chậu.

Niệu quản dưới: ở điểm dưới nằm trong tiểu cung nên cần phải khám vùng âm đạo hoặc hậu môn trực tràng mới có kết quả chính xác.

Bàng quang

Khi khám tiết niệu vùng này thì không thể nhìn và thấy rõ được bàng quang. Khi nước bị tiểu bị tắc hoặc ứ đọng lâu thì bàng quang lúc này sẽ to lên thành hình tròn ở vùng hạ vị trên khúc xương mu. Khi đó mới thấy rõ cầu bàng quang.

Khi thấy được cầu bàng quang bệnh nhân có thể đang mắc 1 số chứng bệnh thường gặp như u xơ hoặc ung thư tuyến tiền liệt, sỏi tích tụ ở bàng quang, sỏi ở niệu đạo,...Hoặc là do biến chứng như xơ cứng bì, đột quỵ hay do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra.

Tư vấn khi sờ vào khối u này sẽ thấy nó tròn, nhẵn, không di chuyển, làm bệnh nhân khó chịu. Khi gõ sẽ nghe thấy âm sắc trầm.

Niệu đạo

Nâng phần quy đầu lên và nắn từ trong ra ngoài. Nếu không bị bệnh thì sẽ không có gì chảy ra. Ở nữ giới, lỗ niệu đại sẽ nằm ở trên còn âm đạo nằm ở dưới. Khi kiểm tra các vị trí này thấy sưng tấy, viêm, loét hay có mủ chảy ra thì bạn đang mắc bệnh sau khi khám tiết niệu.

Tiền liệt tuyến

Cũng giống như bàng quang, tiền liệt tuyến lại nằm sâu hơn. Nó nằm ở phía sau bàng quang. Cho nên việc khám tiết niệu bộ phận bàng quan cần phải khám qua hậu môn trực tràng.

Khi khám sẽ để bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, gấp đầu gối và khớp háng lại. Đặt phần ngón trỏ như khi khám hậu môn trực tràng rồi xoay tay 180 độ sẽ sờ ngay vào khối u nhỏ. Đó chính là tiền liệt tuyến. Khi tiền liệt tuyến sưng to có thể là do:

Viêm tiền liệt tuyến cấp: khi đó nó sẽ có cảm giác sưng, đau và nóng. Các biểu hiện của người bệnh sẽ là sốt, tiểu gắt, đau hay són,...

Viêm tiền liệt tuyến mạn: triệu chứng đi kèm bao gồm nhiễm trùng đường tiểu. Khi sờ sẽ không thấy nó bị sưng và đau.

U xơ tiền liệt tuyến: các triệu chứng như tiểu gắt, tiểu đêm,.. Nó thường bị to ra, mất đi rãnh giữa và chèn ép vào trực tràng.

Mong rằng qua bài viết mà Hoàn Cầu cung cấp bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc: Khám tiết niệu bao gồm những gì? Và khám ra sao?. Và khi có những triệu chứng như trên hãy đi khám tiết niệu ngay để phòng bệnh tốt nhất nhé.

Tags: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, Đa khoa Hoàn Cầu, Phòng khám Hoàn Cầu
 
Top