• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

help help!

luvsick95

New Member
Con cún của em thỉnh thoảng lại thấy nó ra nước mũi...và ho khạc ra....hình như nó bị viêm phế quản..Nhưng mà chỗ em ko có trạm thú y...ko bít nên làm thế nào đễ chữa cho cún...các bác chỉ giùm
 

hoangtulovely9x

Rất Yêu Thú
Chó nhà bạn có thể mắc bệnh CARRÉ : (canine distemper)

1. Đặc điểm
Bệnh Carré là bệnh truyền nhiễm do virus distemper họ Paramycoviridae gây bệnh hàng loạt chó ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặt biệt nhất là chó non. Trên chó bệnh gây ra với những biểu hiện triệu chứng trên các hệ thống hô hấp: ho chảy mũi, tiêu chảy, ói mửa, thần kinh trung ương như : co giật, nhai.
2. Căn bệnh
- Bệnh Carré là bệnh truyền nhiễm do virus distemper, thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbilivirus, kích thước 100-300 nm, có vỏ với tua gai xù xì, ARN 1 sợi.
- Sức đề kháng: virus rất dễ bị phá hủy, vô hoạt ở môi trường ngoài, ở nhiệt độ 56 0C vô hoạt 2-3 phút, 45 0C trong 10 phút, 37 0C trong 1 giờ. Các chất hóa học như eter, chloroform. Các thuốc sát trùng như NOVACIDE hay NOVASEPT hay NOVA-MC.A30 đều diệt được virus.
3. Dịch tể
- Virus Carré gây bệnh cho chó, chồn, gấu, họ mèo hoang dã, nhưng không gây bệnh cho mèo nhà. Trên chó mẫn cảm nhất là chó chăn cừu, chó berger. Bệnh thường xảy ra ở chó 3-4 tháng tuổi với thể cấp tính hoặc bán cấp tính. Ở chó lớn hơn 2 năm tuổi virus gây thể viêm não.
- Chất chứa căn bệnh: Chó bệnh bài thải virus qua dịch tiết, nước bọt, phân…. Chó mắc bệnh thường do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nguồn bệnh. Sau 7 ngày cảm nhiễm chó bắt đầu bài thải virus. Virus cũng tập trung nhiều ở lách, hạch lympho, não, tủy xương để chẩn đoán bệnh.
- Đường xâm nhập và cách lây lan: Virus xâm nhập trực tiếp qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay giọt nước nhỏ hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, bệnh cũng có thể truyền qua nhau thai.
4. Cơ chế sinh bệnh
Đường truyền lây tự nhiên khí dung. Virus từ thanh quản, xoang mũi, phổi, được đại thực bào mang tới những hạch lympho cục bộ, tại đó quá trình nhân đôi xảy ra 1-2 ngày. Sau 3-6 ngày nhiệt độ có thể tăng lên và giảm số lượng bạch cầu chỉ là dấu hiệu lâm sàng trong thời gian này. Sự tiến triển tiếp theo phụ thuộc vào chủng virus và đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Nếu sự đáp ứng miễn dịch xảy ra sự nhiễm trùng có thể duy trì triệu chứng phi lâm sàng, nếu có thể không đáp ứng hoặc yếu thì thú chết trong khoảng 2-4 tuần sau đó virus lan truyền từ mô lympho vào máu đến niêm mạc hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh và những triệu chứng thần kinh khác làm thú chết.
5. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 3-7 ngày có thể xuất hiện những triệu chứng như viêm kết hợp mắt, viêm xoang mũi chảy nhiều dịch lỏng lúc đầu sau đặc dần rồi có mủ.
5.1. Thể bệnh nặng
- Chó biểu hiện sốt cao vài ngày sau đó giảm sốt và đợt sốt thứ 2 xuất hiện khi virus vào máu và cơ quan hô hấp. Thời gian từ khi phát bệnh đến lúc chết kéo dài 1-2 tuần.
- Triệu chứng hô hấp như: viêm khí quản và phổi thùy làm thú ho, thở khó, âm rale ướt do viêm phổi, ho, chảy nước mũi đục như mủ, viêm kết mạc mắt chảy nhiều ghèn.
- Triệu chứng tiêu hóa như: đi phân lỏng, tanh có thể có niêm mạc ruột bị bong tróc kèm theo, viêm dạ dày do đó chó có biểu hiện ói.
- Triệu chứng thần kinh: co giật từng cơn, đinh răng chảy nước bọt, co giật chạy vòng vòng lúc đầu khoảng cách giữa các lần co giật dài và sau đó ngắn dần và liệt mất ý thức dẫn đến chết.

Hình 2.1. Tiêu chảy phân lỏng như nước

Hình 2.2. Viêm kết mạc mắt

Hình 2.3. Viêm xoang mũi dịch lỏng

Hình 2.4. Chó co giật rồi chết

Hình 2.5. Chó chảy nước bọt
5.2. Thể bệnh trung bình
Thời gian mắc bệnh kéo dài từ 2-3 tuần, trong thời gian này chó suy nhược biếng ăn chảy nhiều nước mũi hoặc tiêu chảy nhẹ kèm theo triệu chứng sốt. Sau đó bắt đầu xuất hiện triệu chứng sừng hóa gang bàn chân và gương mũi. Thường xuất hiện những mụn mủ ở vùng da mỏng và những biểu hiện thần kinh như: co giật, động kinh, đi không vững, chảy nhiều nước bọt, nhai giả, tình trạng này có thể kéo dài nhiều tuần. Trước khi chết có triệu chứng trào nước bọt, hôn mê.
6. Bệnh tích
6.1. Bệnh tích đại thể
- Bên ngoài viêm da có mụn nước và mụn mủ, một số trường hợp có biểu hiện sừng hóa gang bàn chân và mũi.
- Bên trong: lách sưng, gan sưng, niêm mạc ruột dạ dày có nhiều điểm xuất huyết, đường hô hấp có thể bị tổn thương.
6.2. Bệnh tích vi thể : lấy một phần bệnh tích đại thể.
Mô bạch huyết sưng, hoại tử, viêm não thùy, viêm não tủy không mủ với sự thoái hóa nơron và hủy myeline và thể vùi trong nhân thường gặp ở tế bào thần kinh đệm.

Hình 2.6. Viêm mắt trong bệnh Carre

Hình 2.7. Sừng hóa gan bàn chân

Hình 2.8. Mụn mủ vùng da bụng
7. Chẩn đoán
7.1. Chẩn đoán dựa trên những triệu chứng lâm sàng thường được lưu ý:
- Chảy nhiều chất tiết ở mắt và mũi.
- Xáo trộn hô hấp : ho, hắc hơi, viêm phổi….
- Xáo trộn tiêu hóa : ói, tiêu chảy
- Viêm da, nổi những mụn mủ ở vùng da mỏng, sừng hóa gang bàn chân, gương mũi.
2.7.2. Chẩn đoán phân biệt.
- Bệnh Parvo :
+ Tiêu chảy ói mửa dữ dội, ít khi kèm theo triệu chứng hô hấp.
+ Viêm gan truyền nhiễm : Sốt, tiêu chảy, ói mửa sung huyết màng niêm, đặt biệt ở vùng miệng, vàng da, gan sưng dễ vỡ, đục giác mạc.
- Bệnh viêm ruột do Coronavirus: Chó có những biểu hiện viêm dạ dày ruột nhưng mức độ thấp hơn, phân hơi xanh, bệnh phát tiển chậm, và tỷ lệ chết rất thấp.
- Bệnh do Leptospira:
Sốt, ói mửa, viêm kết mạc mắt. Sau vài ngày có biểu hiện viêm phổi khó thở, viêm loét miệng và có biểu hiện xuất huyết ở chó lớn, vàng da, số lượng bạch cầu tăng nhất là Neutrophile.
8. Điều trị
Các biện pháp điều trị dưới đây thường có kết quả nhất định, nếu phát hiện sớm lúc virus chưa gây nhiễm trùng máu. Trường hợp phát hiện trễ lúc chó sốt đợt 2 kết quả điều trị thường không cao.
8.1. Dùng kháng sinh chống phụ nhiễm
a. Chọn 1 trong các loại kháng sinh của công ty ANOVA chúng tôi để tiêm cho chó bệnh:
+ NOVA-TYLOSPEC : 1ml /5 –15 kg thể trọng tiêm bắp thịt, ngày một lần, trong 4-5 ngày. Trường hợp bệnh cấp tính ngày đầu tiên tiên tiêm 2 lần, các ngày sau tiêm 1 lần.
+ NOVA- TYLO D 10%: 1ml/8-10 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp cơ, ngày một lần, trong 3-4 ngày. Trường hợp bệnh cấp tính ngày đầu tiên tiêm 2 lần, các ngày sau tiêm 1 lần.
+ NOVA-D.O.T : 1ml/ 5kg thể trọng. Tiêm bắp thịt, ngày 1 lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-NORCINE: 1ml/ 10 kg thể trọng, tiêm sâu vào bắp thịt, ngày một lần, trong 4-5 ngày liên tục.
+ NOVASONE : 1ml/ 5 kg thể trọng, tiêm bắp thịt, ngày một lần, trong 3-4 ngày.
+ NOVA-LINCO-SPECTIN: 1ml/5 kg thể trọng, ngày 1-2 lần. Tiêm bắp thịt trong 3-4 ngày liên tục.
b. Các liệu pháp trợ
- Long đàm: NOVA-BROMHEXINE PLUS: 1ml/10 kg thể trọng. Tiêm sâu vào bắp thịt, ngày 1-2 lần tùy theo mức độ sốt và khó thở cho đến khi khỏi bệnh.
- Cấp nước, năng lượng và chất điện giải: Dùng dung dịch Lactated Ringer 20-500 ml /ngày, tùy theo mức độ mất nước và thể trạng. Truyền thêm Glucose 5% để cung năng lượng.
- NOVA-PREDNI-C : 1ml/10 kg thể trọng, tiêm bắp thịt ngày 1 lần cho đến khi hết triệu chứng.
- NOVA-ELECJECT: 1ml/1-2 kg thể trọng, tiêm xoang bụng hoặc tiêm chậm vào tĩnh mạch, ngày 1-3 lần.
- Hạ sốt: NOVA-ANA C: 1-2 ml/ con/ lần. Tiêm sâu vào bắp thịt.
- Cung cấp vitamin: NOVA-ADE VITA : 0,5-1 ml/con/lần, tiêm sâu vào bắp thịt, 2-4 tuần tiêm 1 lần.
- NOVA-B.COMPLEX: 1ml/con. Tiêm sâu vào bắp thịt.
- Sát trùng nơi nhốt chó bằng NOVADINE hoặc NOVASEPT.
9. Phòng ngừa
- Cách ly chó khỏe với chó bệnh.
- Dùng vaccin phòng bệnh cho những con mới mua về không rõ nguồn gốc.
- VACCINE: Vanguard Plus 5/CV-L, Tetradog, Hexadog, Erican.
- Ngừa lúc đầu 7-9 tuần tuổi, đối với những con sinh ra từ mẹ được chủng ngừa, có thể chậm hơn một tuần, tiêm nhắc lại lần 2 sau 3-4 tuần.
 
Top