• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Giúp em với!!!

Vivinguyen98

New Member
Chả là nhà em có nuôi hơn 10 em mèo,mèo bị ngta bỏ em nhặt về nuôi, mèo mẹ hoang có một bé mèo con em nuôi từ khi nó 1 tháng tuổi nay được gần 3 tháng. Bình thường nó ăn khoẻ chơi đùa bình thường, không hiểu sao dạo này bị gì mà cứ nằm rúc mình vô góc nằm ì cả ngày, ăn uống vẫn bình thường. Hôm nay bé đi tiêu phân lỏng vàng có kèm nhầy máu ( em đã cho bé đi sổ giun, bác sĩ dặn qua 3 tháng cho chích ngừa). Anh chị ai biết bé bị gì và trị làm sao giúp em với. Em cảm ơn
 

kiwi1106

Well-Known Member
Bạn tham khảo bài viết này nhé:

1. Khái quát chung về căn bệnh: Các bạn có thể xem thêm ở đường link này
http://nanapet.com/thu-vien/benh-penleukopenia-o-meo/



- Ngắn gọn thì nó là một bệnh VÔ CÙNG NGUY HIỂM ở mèo, tính chất của bệnh này tương tự như bệnh tả hay là đậu mùa ở người ngày xưa làm chết bao nhiêu người vậy, bởi vì hiện ko có thuốc gì trị mà khi mèo đã mắc thì chỉ có cách chữa triệu chứng và hi vọng mèo sẽ có đủ sức khoẻ để chống chọi. Hơn nữa bệnh lây lan cực kỳ nhanh, virus sống rất lâu ở điều kiện khắc nghiệt, vì vậy nhiều bạn em mèo mới mất do FPV đã nuôi luôn em mèo khác, virus FPV vẫn ở trong không khí nên rất dễ mắc nếu sức đề kháng giảm. Thông thường thì người ta có khuyến cáo nên sau 6 tháng mới đón mèo mới, mèo mới phải cho tiêm vaccin trước khi về với chủ, tiệt trùng dụng cụ, đồ ăn, môi trường sống của mèo mới mất,….các bạn có thể đọc thêm trên các bài báo ở các diễn đàn.
- Ở phần lớn các diễn đàn tại Việt Nam hoặc các phòng khám thú y đều cho rằng tỉ lệ sống sót khi mắc là cực thấp (mèo con khi mắc chỉ 1% sống sót, mèo lớn sẽ có khả năng sống cao hơn nhưng chắc chỉ dao động 50 - 60% nếu biết cách chạy chữa và chăm sóc).
- Mình nuôi mèo từ bé đến nay nhưng chưa bao giờ nghe thấy bệnh này cho đến khi con Mỡ nhà mình nó nghi bị mắc bệnh này 3 hôm vừa rồi mới biết có cái loại bệnh này ở mèo. Huhu nghe tin như sét đánh giữa trời quang bạn nào mà nuôi mèo mà vào hoàn cảnh vậy thì khủng khiếp lắm. Do mèo nhà mình nghi bệnh này bị ốm 3 ngày nên mình đã đọc mọi loại tài liệu có thể ta có, tây có, kinh nghiệm của các bạn nuôi mèo trên các diễn đài, các bài nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí dành riêng cho mèo của nước ngoài, tham khảo ý kiến của tất cả các bác sĩ ở rất nhiều các phòng khám thú y ở HN và SG.... Vì thế những kiến thức của mình thu thập được hi vọng sẽ có ích cho các bạn nuôi mèo trong phòng bệnh và đặc biệt là chữa bệnh cho mèo (vì bệnh này khủng khiếp lắm huhu).
2. Triệu chứng bệnh: ở hầu hết các tài liệu khi nói về bệnh giảm bạch cầu ở mèo đều mô tả các triệu chứng như sau:
- Nôn, sốt, tiêu chảy nặng, gây mất nước trầm trọng, bỏ ăn bỏ uống...đó là các triệu chứng ban đầu, các triệu chứng khác các bạn có thể tìm thêm trong các bài báo trên mạng nói rất rõ nên mình cũng không đề cập cụ thể. Mình chỉ lưu ý một số triệu chứng (do mình có kinh nghiệm trên con Mỡ nhà mình)
+Nôn: nôn ra thức ăn lúc đầu rồi sau đó bỏ ăn nên nôn ra bọt màu trắng hoặc vàng. Thường sẽ nôn rất nhiều gây mất nước.
+ Sốt (nhiệt độ cơ thể bình thường của mèo thì có nhiều tài liệu khác nhau vào khoảng 38 - 39 độ C). Tuy nhiên nếu mèo 39.5 độ C thì đảm bảo bị sốt (Mỡ nhà mình nôn rồi bỏ ăn 2 hôm, đến hôm thứ 3 nhà mình lo quá đưa đi khám. Bác sĩ cặp nhiệt độ là 39.3 độ C, bác sĩ bảo nó sốt nhưng mình nghĩ do nó nhát, hoảng loạn, sợ quá nên thân nhiệt có tăng tí thôi).
Thông thường ở các phòng khám thú y mèo cứ nôn ra bọt trắng vàng, bỏ ăn và kèm sốt là họ nghĩ ngay đến bệnh giảm bạch cầu do virus FPV vì thế bác sĩ phán luôn em Mỡ nhà mình bị rồi giờ chỉ có cố gắng chạy chữa xem qua được không thôi, còn kèm luôn câu tỷ lệ sống sót thấp lắm huhu. Mình bảo bác sĩ cho cháu test thử để xem có chắc FPV không thì chắc họ hết dụng cụ test nên bảo luôn khỏi test cho tốn tiền mà phải chữa luôn đi. Haizzzz sau đó mình và em mình phải cho con Mỡ (cả đời chưa ra khỏi nhà gặp người lạ tiêm 3 mũi và truyền 2 lần - khó khăn vô cùng và còn bị chệch ven rất khổ cực luôn). Phần sau mình sẽ nói cụ thể hơn tới cách chữa trị bệnh.
+Tiêu chảy: mình tham khảo các tài liệu và rất nhiều ý kiến bác sĩ thú y: đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở mèo bị mắc bệnh FPV, vì thế các em đi rất nhanh do mất nước liên tục, cả đường nôn và tiêu chảy. Bởi vì virus tấn công đầu tiên vào ruột khiến cho mèo không có khả năng tiêu hoá thức ăn nữa.
Mỡ nhà mình ko hề bị tiêu chảy, nó chỉ ko ăn ko uống và nôn ra bọt trắng nhưng cũng ít, nhưng mình vẫn nghĩ là mắc FPV nhưng do mèo khoẻ mạnh nên chưa đến lúc nặng bởi vì họ cũng bảo triệu chứng ở các con mèo khác nhau, có con sốt, có con không, có con tiêu chảy sau, có con tiêu chảy trước,...Nhưng tóm lại đến lúc cuối cùng bao giờ cũng là gây mất nước trầm trọng trong cơ thể mèo (kiểu như bị bệnh tả vậy).
+Mèo không ăn không uống dù rất đói khát, do hạch bị sưng nên không nuốt được thức ăn.
3. Chẩn đoán bệnh
- Khi có các triệu chứng như phần 2 thì khả năng cao là bị mắc virus FPV gây giảm bạch cầu ờ mèo. Tuy nhiên có các thể khác nhau, thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể ẩn tính, vì vậy như nói ở trên thì triệu chứng diễn ra ở các con mèo không giống nhau khi mắc bệnh, nếu ở thể ẩn tính có thể tự khỏi.
Do virus FPV đa phần tấn công vào ruột của mèo, khiến mèo không có khả năng tiêu hoá, gây nôn, tiêu chảy, bỏ ăn bỏ uống,…vì vậy cũng dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác liên quan đến đường ruột, đường tiêu hoá, gan, thận,…Vì thế để có thể xác định chắc chắn có phải nhiễm FPV hay không chỉ có cách xét nghiệm. Mình chưa đưa Mỡ đi xét nghiệm thì nó đã khỏi vì thế nên không rõ, chỉ biết có 2 cách do đã hỏi các phòng khám thú y (hoặc là test trên dụng cụ thử - phí là 150k nhưng chỉ xét nghiệm được FPV – hoặc là xét nghiệm máu phí đắt hơn một chút 250k nhưng lại xác định được tất cả các loại bệnh liên quan nếu mèo ko mắc FPV). Các phòng khám có thể hết dụng cụ test, vì thế các bạn có thể thay thế bằng xét nghiệm máu (bởi vì hỏi test FPV không có là thường họ cũng ko nói về cái xét nghiệm máu, chỉ có phòng khám Hanvet 1 ở Trường Chinh là họ tư vấn rất kỹ càng và cụ thể).
Theo kinh nghiệm của mình, việc xác định mèo có bị nhiễm FPV hay không là rất quan trọng, bởi vì khi bị nhiễm FPV không nên cho mèo ăn uống gì cả, mình thấy trên các diễn đàn các bạn hay bơm cho mèo ăn, uống, khiến cho bệnh tình càng nặng hơn bởi vì ruột của mèo không tiêu hoá được nữa, mình nghĩ đó cũng là lý do khiến cho vì sao tỉ lệ tử vong của bệnh này ở trên các diễn đàn hay một số bác sĩ thú y lại khẳng định gần như chắc chắn là khó sống lắm chỉ hi vọng rất nhỏ thôi, một số bạn còn bảo xét nghiệm dương tính FPV thì chắc chắn là chết, vì thế đem về nhà chăm sóc được ngày nào hay ngày ấy.
Sau khi xác định mèo nhiễm virus FPV, lúc này cần phải xác định tư tưởng chiến đấu kiên trì và giữ tinh thần lạc quan. Mình sẽ nói về tỉ lệ tử vong của bệnh ở phần sau để các bạn đỡ hoang mang trước khi nói về phần cách trị bệnh.
4. Tỉ lệ tử vong
- Do Mỡ nhà mình bị bác sĩ phán nhiễm FPV, vì vậy mình đã lên mạng search tất cả các thông tin trên các diễn đàn. Hầu hết các bài báo hiện nay ở trên mạng dưới dạng tiếng Việt đều cho rằng: đây là căn bệnh mang án “tử” cho mèo (kiểu bị là chắc chắn chết); xét nghiệm thì thôi xác định tư tưởng luôn để tạm biệt, tiêm cho em nó ra đi thanh thản,…
- Nhưng trên thực tế khi mình đọc tất cả các trường hợp của các bạn đã có mèo bị mắc, và trên thực tế bạn mình cũng có một em mèo đang mắc bệnh đã qua được 1 tuần thì tỉ lệ tử vong cũng ko đến nỗi cao như vậy đối với mèo trưởng thành. Có rất nhiều bạn cố gắng chạy chữa nên em mèo đã khỏi bệnh và miễn dịch với virus FPV.
+Tỉ lệ tử vong đối với mèo con: chia buồn là mèo con thì tất cả các tài liệu đều khẳng định là may mắn lắm mới sống sót nổi, chắc là do sức đề kháng của em nó còn yếu. Tuy nhiên cũng có một trường hợp sống sót kỳ diệu (hình như trên trạm cứu hộ mèo mình không nhớ rõ).
+Tỉ lệ tử vong đối với mèo lớn: mình chỉ nói đối với mèo nhà và được chăm sóc cực kỳ cố gắng cả về thời gian và tiền bạc, cẩn thận và kiên trì của chủ thì tỉ lệ tử vong chỉ khoảng 40% - 50% (sống sót lên tới 50 – 60%). Hix hix căn bệnh quá nguy hiểm nhưng không phải là tuyệt vọng.
+Tỉ lệ tử vong ở trên là theo tài liệu của Việt Nam, còn mình đọc trong một bài nghiên cứu khoa học ở nước ngoài thì họ cũng cho rằng bệnh này rất nguy hiểm, tuy nhiên nếu được chăm sóc đúng cách, phần lớn mèo con và mèo trưởng thành sẽ sống sót và miễn dịch với FPV đến suốt đời. Cách trị bệnh của họ cũng tương tự như cách của bác sĩ bên mình thôi. Các bạn có thể tham khảo tại đường link này:
http://www.2ndchance.info/panleukopenia.htm



http://www.2ndchance.info/panleuk-Grace2006.pdf



(Nhưng theo mình thì làm sao mà so với Tây được – tuy nhiên đọc vậy để các bạn có mèo bị mắc FPV cũng đừng hoảng loạn và tuyệt vọng mà hãy kiên trì trị bệnh cho mèo bằng phương pháp đúng đắn).
5. Cách trị bệnh
- Sau khi chuẩn đoán mèo nhiễm FPV, tốt nhất khi mèo có dấu hiệu bỏ ăn, nôn, các bạn đưa đi test ngay, không phải thì tốt còn nếu phải thì mèo có khả năng khỏi bệnh nhiều hơn.
- Hiện nay không có thuốc trị bệnh, mà chỉ điều trị triệu chứng, mục đích duy nhất là để cho mèo có thể sống sót khi bị FPV tấn công, cho đến khi cơ thể mèo có thể sản sinh ra bạch cầu trở lại (thông thường sẽ cố gắng cho mèo sống sót ít nhất trong 5 – 7 ngày. Qua khoảng thời gian này thường mèo sẽ sản sinh được bạch cầu và chống lại sự tấn công của FPV.
- Cách trị bệnh:
+Do mèo đi tiêu chảy, nôn, vì vậy cơ thể mất nước trầm trọng, mất cân bằng điện giải nên các bác sĩ sẽ tiến hành truyền nước, chất điện giải (tuỳ vào tình trạng mất nước sẽ truyền 1 lần/ ngày hoặc 2 lần/ngày).
+Bên cạnh truyền điện giải sẽ truyền đường, chất bổ, tiêm vitamin, giải độc để giúp mèo có sức chống chọi được cơn bệnh khi không ăn không uống được và vì phải tiêm cả kháng sinh nên sẽ khiến mèo rất mệt và yếu.
+Tiêm kháng sinh để mèo có thể chống đỡ được với các vi khuẩn, virus tấn công gây ra các bệnh khác khi hệ miễn dịch của mèo yếu.
Mình mang mèo đi truyền và tiêm chi phí một lần khoảng 120k, nếu bị nặng chắc phải ngày 2 lần và ở nội trú nếu không có điều kiện đưa đi đưa lại, chi phí nội trú vào khoảng 220k/ngày. Tuy nhiên mình thấy tốt nhất nên chịu khó đưa đi đón về để mèo về nhà được chăm sóc cẩn thận hơn, vì ở bv thú y thường rất nhiều mèo ốm và không được chăm sóc cẩn thận.
+Tuyệt đối KHI VẪN CÒN NÔN TUYỆT ĐỐI KHÔNG ÉP MÈO ĂN, không bơm nước cháo hay sữa hay bất cứ thứ gì cho tới khi mèo không còn nôn nữa, tự uống được nước thì mới nên ép ăn một chút nước cháo thịt nạc (không béo, dễ tiêu, thanh đạm một chút để tránh hệ tiêu hoá quá yếu chưa chịu được các chất đạm, chất béo,…). Thời gian mèo không ăn ko uống nôn tiêu chảy có thể kéo dài 5 – 7 ngày nên các bạn đừng sốt ruột mà ép mèo ăn không thì sẽ khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn do hệ tiêu hoá của mèo không làm việc nữa. Bác sĩ đã cho lời khuyên do mèo được truyền rồi nên không cần ăn uống nó vẫn có thể sinh tồn được. Có chăng chỉ cho uống điện giải, gluco,… để bù nước thôi. Nhưng tốt nhất khi mèo vẫn đang nôn thì không nên cho uống gì.
+Đối với những bạn ở nhà không có điều kiện mang đến phòng khám, thì chỉ có cách bù nước cho các em bằng nước điện giải, gluco (bơm vào mồm), giữ ấm,…nhưng thường đã mắc mà chữa trị ở nhà thì không sống nổi. Nếu có lò sưởi vào mùa đông thì chịu khó bật cho mèo để tăng khả năng sống sót.
+Tinh thần cũng nên lạc quan và chịu khó dành thời gian ở bên cạnh mèo, giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi và đau đớn, điều này sẽ rất tốt cho mèo của bạn trong quá trình chữa trị.
+Cho đến khi mèo ăn được, thì có lẽ mèo nhà bạn đã sống sót và em nó sẽ mất khoảng vài tuần để phục hồi. Khi phục hồi hoàn toàn các bạn nên đi cho tiêm phòng vaccine ngay vì có thể đã miễn dịch với FPV nhưng còn rất nhiều bệnh nguy hiểm khác (vaccine đa giá phòng 4 bệnh trong 1). Mèo cũng mất một thời gian mới hồi phục lại như cũ, chỉ khi khoẻ mạnh lại hẳn mới cho đi tiêm.
+Các phòng khám có thể tham khảo: Mình đã gọi điện tới rất nhiều phòng khám vì vậy có 2 phòng khám mà mình recommend do các bác sĩ có sự hiểu biết rõ và hướng dẫn rất cụ thể:
- Phòng khám GAIA – Tây Hồ (anh bác sĩ có kiến thức và giải thích rất cụ thể về bệnh tình mèo nhà mình. Anh ý nói chưa chắc mèo nhà em là FPV vì nếu bị bệnh này phải tiêu chảy và sẽ không ăn được. vì sau đó 2 hôm thì Mỡ nhà mình ăn được luôn thì bs bảo là không cần đưa đến phòng khám nữa mà bao giờ khoẻ thì cho đi tiêm vaccine).
- Phòng khám Hanvet 1 – Trường Chinh (có xét nghiệm máu, theo chị bác sĩ thì khả năng sống sót của mèo lớn chưa tiêm vaccine điều trị tại phòng khám vào khoảng 50 – 60%).
Phòng khám đầu tiên mình đưa mèo đi khám ko test mà đã xác định là FPV, rồi thì lại khuyên là nên bơm nước cháo thịt nếu mèo không nôn thì là sống. Nếu mà mắc FPV mà bơm cho ăn uống sẽ càng dễ chết hơn các bạn ạ hix hix. Bác sĩ của phòng khám này còn phán câu xanh rờn kiểu như em cố thì nó cũng sẽ vẫn chết thôi vì bệnh này khó sống lắm. Nghe xong câu đấy bệnh nhân chưa chết mà người nhà đã chết điếng chả còn tâm trí đâu mà kiên trì với trị bệnh cho mèo.
Tóm lại các bạn lưu ý để có tinh thần kiên trì chữa bệnh cho mèo: KHÔNG PHẢI CỨ MẮC BỆNH NÀY LÀ SẼ CHẾT như một số bác sĩ nói.
6. Phòng bệnh
- Chỉ có tiêm vaccine thôi hix hix. Trước đây mình đã định cho Mỡ đi tiêm nhưng do hết thuốc và khi có thuốc lại lười, nghĩ là mèo nhà mình khoẻ mạnh tự nhiên mang đi tiêm làm gì, chi phí lại cao nên vẫn chưa cho đi. Giờ có vụ này thì sợ quá rồi chắc chắn nó khoẻ cái là cho đi tiêm ngay.
- Chi phí tiêm vaccine:
+Nếu tiêm riêng phòng virus FPV thì hình như cũng có (150k/mũi) thì phải, nhưng theo mình còn nhiều loại bệnh nguy hiểm khác, nên tiêm vaccine đa giá (4 trong 1) phòng các bệnh nguy hiểm ở mèo. Vaccine 4 trong 1 của Pháp thì giá cả dao động tuỳ phòng khám từ 300 – 320k/mũi. Lần đầu tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau 21 ngày. Các năm sau mỗi năm tiêm nhắc lại 1 lần là được.
+Hix hix căn bệnh này quá khủng khiếp vì vậy bạn nào nhà có mèo và có điều kiện tiêm hãy cho đi tiêm ngay bởi vì bệnh này lây lan rất khủng khiếp, có thể từ mèo – mèo, từ người – mèo bởi vì virus sống rất lâu trong không khí và khi đã thành dịch thì rất dễ mắc.
+Nếu có mèo mắc bệnh và mất thì nên 6 tháng sau mới nuôi mèo mới để virus chết hết, vệ sinh chuồng trại, đón em mèo mới về tốt nhất là đón em đã tiêm vaccine.
Cuối cùng, thì mình cũng muốn thông báo là em Mỡ nhà mình đã khoẻ mạnh (trộm mụ) do sau khi tiêm kháng sinh xong thì hôm sau lại ăn được và khoẻ mạnh (chắc không phải virus FPV bởi vì chưa kịp đưa nó đi xét nghiệm gì :D).
CÁC CHỦ CỦA MỠ - 12.2015
Lê Hoàng Trà My Diệu Anh
 

kiwi1106

Well-Known Member
Nếu bạn ko chắc chắn là bị nhiễm bệnh, và ko có điều kiện đưa đi thú y nhiều, thì nhìn chung bạn nên: 1. Cách ly ngay mèo bị bệnh và vệ sinh sạch sẽ chỗ ở. 2. Vì bệnh này ko có thuốc chữa nên nhìn chung bạn chỉ điều trị các triệu chứng - nôn mửa, ỉa chảy.
Mình copy lại cách trị bệnh ở bài viết trên cho rõ ràng nhé:

+Do mèo đi tiêu chảy, nôn, vì vậy cơ thể mất nước trầm trọng, mất cân bằng điện giải nên các bác sĩ sẽ tiến hành truyền nước, chất điện giải (tuỳ vào tình trạng mất nước sẽ truyền 1 lần/ ngày hoặc 2 lần/ngày).
+Bên cạnh truyền điện giải sẽ truyền đường, chất bổ, tiêm vitamin, giải độc để giúp mèo có sức chống chọi được cơn bệnh khi không ăn không uống được và vì phải tiêm cả kháng sinh nên sẽ khiến mèo rất mệt và yếu.
+Tiêm kháng sinh để mèo có thể chống đỡ được với các vi khuẩn, virus tấn công gây ra các bệnh khác khi hệ miễn dịch của mèo yếu.
Mình mang mèo đi truyền và tiêm chi phí một lần khoảng 120k, nếu bị nặng chắc phải ngày 2 lần và ở nội trú nếu không có điều kiện đưa đi đưa lại, chi phí nội trú vào khoảng 220k/ngày. Tuy nhiên mình thấy tốt nhất nên chịu khó đưa đi đón về để mèo về nhà được chăm sóc cẩn thận hơn, vì ở bv thú y thường rất nhiều mèo ốm và không được chăm sóc cẩn thận.
+Tuyệt đối KHI VẪN CÒN NÔN TUYỆT ĐỐI KHÔNG ÉP MÈO ĂN, không bơm nước cháo hay sữa hay bất cứ thứ gì cho tới khi mèo không còn nôn nữa, tự uống được nước thì mới nên ép ăn một chút nước cháo thịt nạc (không béo, dễ tiêu, thanh đạm một chút để tránh hệ tiêu hoá quá yếu chưa chịu được các chất đạm, chất béo,…). Thời gian mèo không ăn ko uống nôn tiêu chảy có thể kéo dài 5 – 7 ngày nên các bạn đừng sốt ruột mà ép mèo ăn không thì sẽ khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn do hệ tiêu hoá của mèo không làm việc nữa. Bác sĩ đã cho lời khuyên do mèo được truyền rồi nên không cần ăn uống nó vẫn có thể sinh tồn được. Có chăng chỉ cho uống điện giải, gluco,… để bù nước thôi. Nhưng tốt nhất khi mèo vẫn đang nôn thì không nên cho uống gì.
+Đối với những bạn ở nhà không có điều kiện mang đến phòng khám, thì chỉ có cách bù nước cho các em bằng nước điện giải, gluco (bơm vào mồm), giữ ấm,…nhưng thường đã mắc mà chữa trị ở nhà thì không sống nổi. Nếu có lò sưởi vào mùa đông thì chịu khó bật cho mèo để tăng khả năng sống sót.
+Tinh thần cũng nên lạc quan và chịu khó dành thời gian ở bên cạnh mèo, giúp chúng vượt qua nỗi sợ hãi và đau đớn, điều này sẽ rất tốt cho mèo của bạn trong quá trình chữa trị.
+Cho đến khi mèo ăn được, thì có lẽ mèo nhà bạn đã sống sót và em nó sẽ mất khoảng vài tuần để phục hồi. Khi phục hồi hoàn toàn các bạn nên đi cho tiêm phòng vaccine ngay vì có thể đã miễn dịch với FPV nhưng còn rất nhiều bệnh nguy hiểm khác (vaccine đa giá phòng 4 bệnh trong 1). Mèo cũng mất một thời gian mới hồi phục lại như cũ, chỉ khi khoẻ mạnh lại hẳn mới cho đi tiêm.
 

Vivinguyen98

New Member
Bé vẫn ăn bình thường,đã hết phân lỏng nhưng vẫn nằm hoài không chịu hoạt động, mình đưa đi thú y thì không biết bé bị gì, chỉ nói chắc do ăn không tiêu
 

Vivinguyen98

New Member
Minh toàn cho ăn cơm nóng với cá hộp hoặc pate cho mèo thôi, bé ăn uống vẫn bình thường,đi wc củng bt, chỉ có tội lúc nào củng nằm, ăn xong rồi nằm,không chạy nhảy hoạt động, đặc biệt thích trốn vô góc. Mình kb bị gì nữa
 
Top