• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Giải quyết dứt điểm bệnh tiêu chảy ở mèo

lê bảo nam

New Member
Bệnh tiêu chảy ở mèo thường hay bắt gặp nhất là ở những chú mèo con. Bình thường phân mèo hơi nhão, ướt, nếu mèo khỏe mạnh thì không gọi là tiêu chảy.

Nếu mèo đi nhiều lần, phân loãng hoặc có nhầy máu, hôi tanh kèm theo các triệu chứng toàn thân khác là những dấu hiệu đặc biệt cần theo dõi. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời rất có thể dẫn tới tử vong.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy ở mèo con

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Mèo con có thể ăn phải thực phẩm hỏng hoặc ăn phải một số động vật chết như gián, kiến… Khi hệ tiêu hóa cón quá non nớt không thể tiếp nhận đồ ăn. Hoặc xác động vật chết có dính độc hay hóa chất lạ.

Mèo con mới rời xa mẹ, hệ thống tiêu hóa còn chưa được hoàn thiện. Nếu khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo nên chúng không tiêu hóa được. Cho ăn nhiều thức ăn giàu protein như gan, tim, thịt đỏ… cũng có thể gây nên bệnh tiêu chảy ở mèo. Do thức ăn không đúng, cho mèo con ăn thức ăn của mèo trưởng thành khiến ruột non của chúng không tiêu hóa được.

Các bạn nên lưu ý, mua đúng các loại thức ăn dành cho mèo con. Đúng với độ tuổi phát triển của chúng. Tại các chuỗi cửa hàng thú cưng Pet Mart Hà Nội và TP. HCM có rất nhiều các sản phẩm này.

Hoặc do bát đựng thức ăn, nước uống dùng chung với con vật mắc bệnh và không được rửa sạch. Hoặc được nuôi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, sẽ làm cho mèo đi phân lỏng lẫn dịch nhày.

Vì vậy, khi chủ nuôi mới bắt mèo về nuôi, nếu mèo chưa được tiêm vắc-xin hoặc tiêm rồi nhưng chưa đủ 3 mũi thì trước hết chủ nuôi cần giới hạn khu vực nuôi mèo trong 10-14 ngày.

Nếu mèo vẫn khỏe mạnh mới đưa mèo hoặc thú cưng đi tiêm phòng vắc-xin. Giới hạn khu vực nuôi cũng như khu vực chơi để mèo hoặc thú cưng có thể thích nghi với môi trường mới.

Các triệu trứng của bệnh tiêu chảy ở mèo
Những chú mèo thường rơi vào tình trạng đi phân lỏng thành nước, màu vàng lẫn máu. Có dịch nhày màu vàng. Nếu thử đặt bát nước và thức ăn cho mèo ăn thấy mèo ăn và uống được. Cần quan sát mèo thật kĩ để nắm bắt các biểu hiện này. Những dấu hiệu khác đi kèm như đầy hơi, người lừ đừ, mệt mỏi, mất nước, sốt, nôn mửa, bỏ ăn…

Nếu mèo con bị tiêu chảy kèm theo máu hoặc đau bụng thì cần đưa chúng đến ngay các cơ sở thú y để được kiểm tra.

Cách trị bệnh tiêu chảy ở mèo như thế nào?
Cũng có nhiều cách chữa bệnh tiêu chảy ở mèo con, tuy nhiên không phải cách nào cũng mang lại kết quả như mong muốn.

Đối với mèo bị tiêu chảy, bác sĩ thú ý đã đưa ra pháp đồ điều trị để kiểm soát việc nhiễm khuẩn, nhiễm virus… hệ tiêu hóa. Đồng thời tẩy giun cho mèo để diệt trừ giun sán cho mèo. Luôn luôn để sẵn bát thức ăn hạt và nước uống cho mèo để mèo ăn liên tục.

Theo dõi phân hàng ngày bằng cách chấm điểm cho phân mỗi ngày. Theo dõi phân và đánh giá tình trạng sức khỏe từng ngày. Ngoài ra bổ sung thuốc để mèo thuốc tăng cường hệ miễn dịch để hệ miễn dịch của mèo làm việc được tốt hơn.

Sau khoảng 1 tuần điều trị đều đặn, chú mèo sẽ khỏe mạnh, vui vẻ, ăn uống được. Không có biểu hiện đi phân lỏng. Chủ nuôi phải vệ sinh khử trùng nơi mèo ở. Có thể dùng nước tẩy quẩn áo Javel làm vệ sinh nền nhà, cọ rửa chuồng, giặt khăn, tránh để lại mầm bệnh ở mèo.

Sau khi vệ sinh xong, chờ khoảng 2-3 ngày mới có thể cho mèo đến ở. Ngoài ra, chủ nuôi cần nắm rõ về lộ trình tiêm phòng cho mèo con. Đặc biệt, cần tẩy giun cho mèo định kì 1-2 tháng một lần.

Hy vọng với những chia sẻ của bác sĩ thú y sẽ giúp chú mèo nhà bạn sẽ luôn luôn khỏe mạnh.
 
Top