• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Dinh dưỡng của chó...

Chó

Diamond Member
Nuôi chó không phải là chỉ cho tụi trẻ ăn ngày 2 bữa, cơm thừa, canh cặn, xương xẩu không, qua miệng người mới tới phiên chó. Xong, tuần/ bồi bổ thêm cho nó vài bữa gan heo, phổi bò, trứng gà cho nó khoái. Khi trưởng thành thì bổ sung thêm chất rau và thịt là Okie
Thật ra, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc chó là cả một vấn đề rất khoa học,không thể cứng nhắc theo sách vở hoặc kinh nghiệm của riêng ai.Nó phụ thuộc vào giống,điều kiện và môi trường nuôi.Bây giờ ta ko đến nỗi "quá nghèo" để cho "chết đói",nhưng đa số chủ chó mà tôi biết lại làm cho chó "chết no"!!!-Overfeed.Có nghĩa là họ quá cẩn thận,cho ăn qua nhiều protein, mỡ,tanh nhưng lại ko vận động,như là nuôi "heo công nghiệp" dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như:tiêu chảy,Bẹc và Rot thì sập chân,lưng gù,là cơ hội tốt cho các bệnh lây truyền khác như:Care,Pavo,nhiễm khuẩn tiêu hóa E-Coli,Salmonella,giun sán,ngộ độc thức ăn...
Một cách khái quát,theo tôi Chế độ dinh dưỡng của chó nên dựa vào một số nguyên tắc sau:

1.Mục đích nuôi chó:
- Chó sinh sản,đực phối giống:phải có chế độ đặc biệt theo chỉ dẫn của các Nhà chuyên môn.
- Chó làm việc:Nghiệp vụ,trông nhà,biểu diễn xiếc,săn ... cũng phải đặc biệt theo chuyên môn.
- Còn chó cảnh,nuôi trong điều kiện chật hẹp,ít vận động,thiếu ánh sáng thì ko được quá chăm và ăn quá nhiều về cả chất và lựơng nếu như bạn ko mưốn "giết chó" của mình. Nhiều chủ chó cố tìm mua các loại thuốc bổ đắt tiền như can-xi,Vitamin D,dầu cá...nhưng họ lại ko hề đem chó vận động dưới ánh nắng buổi sáng,kết quả chó vẵ bị còi xương,sập chân,lưng gù,bụng to,có con bị liệt hoan toàn.

2. Tình trạng cơ thể,lứa tuổi và điều kiện khí hậu nuôi chó:
- Chó non rất cảm nhiễm với các loai giun sán,vì vậy không nên cho ăn quá nhiều sữa bò,thịt,mỡ,cá trong khẩu phần.Chó phải được tẩy giun sán ít nhất 2 lần từ lúc 30 ngày và 60 ngày tuổi nhất là tẩy giun móc(hookworm) bằng Mebendazol.
- Khi thời tiết quá lạnh 30oC chó không được cho ăn quá no,quá nhiều chất.Ở Tây Âu người ta cũng chỉ cho chó ăn ngày một bữa đối vơi chó cảnh ít vận động.Các bạn nên nhớ rằng:"Người nuôi chó giỏi" phải là người biết cho chó của mình ăn "gần no thì dừng".
- "Nhìn phân chó chỉnh thức ăn" đó cũng là một nguyên tắc giúp bạn phòng và tránh được nhiêu bệnh tiêu hóa.Nếu chó ko ốm(bệnh) mà phân khô cứng,thậm chí ỉa rất khó,kêu la; bạn nên cho ăn nhiều rau xanh,uông nước mát:bột săn dây.Tuyệt đối ko cho ăn,gặm xương.Nếu ko ỉa được phai cho nhịn ăn và mời Bác sỹ thú Y khám.Nếu phân cho lỏng,nát,tiêu chảy,ỉa"vọt cần câu" bạn phải dừng ngay các thức ăn mỡ,tanh,đạm.Nếu nặng phải cho nhịn và mời BS.

3. Giống chó:Giống chó khác nhau thì chăm sóc và khẩu phần ăn ko giống nhau
- Giống chó có nguồn gốc càng gần với hoang dã Q, Bắc hà, Chó Mường, chó vùng núi cao, bạn không thể nuôi ngay bằng thức ăn khô, sữa, hoặc các thức ăn ở siêu thị được. Thậm chí có con chó còn chưa quen ăn bằng bát (tô) như chó thường.Chúng có thể ăn rất bẩn(kể cả phân người!!!)nhưng ăn sữa, thức ăn khô siêu thị thì lại...chết.
- Ngược lại,giống chó nhập: GSD, Rot, St.Berna, Labrador, Bulldog... thì lại ko thể "dân dã" như chó Việt được.
(Nguồn: viet-pet do bác sĩ GreenVet- HaNoi viết)
 
Top