• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Cư xử ra sao khi bạn có thêm một cún mới nhập đàn?

Chó

Diamond Member
Không ít chủ nuôi chỉ muốn một cún cưng. Khi bạn thêm cún mới, ngoài việc cần có lời khuyên của BSTY về chăm sóc và đề phòng lây lan dịch bệnh, bạn cần lưu ý "tính hòa đồng" với cún đang nuôi.
Có chuyện"ghen" giữa cún cũ và mới: Nếu bạn sơ ý tỏ ra quá chăm chiều cún mới về hơn, dễ gây sự " mếch lòng" có thể dẫn đến căm ghét, cắn xé, tấn công, bắt nạt của "ma cũ với ma mới"! Lưu ý khi cho ăn, bạn cho cún cũ ăn trước. Khi đi về nhà, bạn vồn vã với cún cũ trước, vừa không gây bực bội cho cún cũ, vừa nhanh chóng hòa đồng giữa chúng.
Cho tiếp xúc dần dần và quen hơi nhau cũng có thể hòa giải sự ghen tuông. Có người còn dùng các chất bài tiết như : phân, nước tiểu, hoặc vật dụng của cún mới về cho ngửi quen hơi nhau rất có cơ sở khoa học. Tuyệt đối tránh "có mới nới cũ", ảnh hưởng tâm lý của đàn cún của bạn.
Bản năng của động vật nói chúng và giống chó nói riêng là ấn định lãnh thổ và xác định vị thế trong bầy đàn (giống đực thì bản năng này càng mạnh hơn.) Nhưng chúng còn có 1 bản năng khác đó là cưu mang con giống nhỏ hơn (để đảm bảo cho bầy đàn phát triển)
Vì vậy, để xử lý trường hợp "nhập hộ khẩu" cho 1 chú chó mới vào bầy đàn có sẵn trong nhà một cách êm thấm và mau chóng hoà đồng rất cần sự hiểu biết về tập quán sinh hoạt, giống chó, lứa tuổi và tập tính riêng của từng con trong bầy đàn sẵn có.
(Lưu ý : chó mới không thể biết trước được tính tình để lựa chọn chế độ hoà nhập mà hầu hết các trường hợp cần xử lý là can thiệp vào mối tiếp xúc quan hệ của những chú chó cũ).
Có rất nhiều người lầm tưởng rằng chó biết "ghen"?! (đó là cách suy nghĩ theo tâm lý của con người)
Trên thực tế chó không biết ghen và càng tuyệt đối không hề biết "mếch lòng" dẫn tới cắn xé nhau ...
Thực tế để ý chúng ta sẽ thấy: (tùy loại chó to hay nhỏ, đang sống bầy đàn hay độc)
Khi 1 con chó mới nhập đàn - và lại là chó sắp trưởng thành - thì chính chú chó này lại luôn ở trên "tinh thần cảnh giác" cao độ vì đột nhập 1 lãnh địa mới. Khi được làm quen, chú ta vội vàng "đánh dấu" lung tung và "đánh dấu" rất nhiều để xác định lãnh thổ cho mình, và thêm phần "yên tâm công tác".
Việc "đánh dấu" này là 1 thông điệp gửi tới các thành viên khác sự có mặt của tôi. Nếu lúc này mà thả các thành viên khác ra - để ý chúng ta sẽ thấy chúng vội vàng chạy tới những chỗ đã được "đánh dấu" ngửi ngửi và "đánh dấu" kiểm chứng vào chính ngay chỗ đó. Việc đánh dấu này được chúng thực hiện liên tục trong nhiều lần sau đó (nếu như bạn vẫn nhốt riêng cách ly) để nhận diện làm quen và xác định kết hợp bầy đàn (nếu là khác giống) để phân định lãnh thổ (nếu cùng là giống đực).... (cái này thì còn nhiều chuyện để trao đổi lắm)
Việc vuốt ve, cho ăn ... đối với chú chó mới không hề dẫn đến sự ghen tuông hay mếch lòng mà dẫn đến cắn xé.
Nếu bạn thực sự có kinh nghiệm và để ý về vấn đề này, bạn sẽ thấy khi bạn làm như vậy với chó mới - chó cũ sẽ chạy ngay đến và đòi hỏi được như vậy và chúng sẽ gầm gừ nhau, có thể dẫn đến cắn nhau (nhưng không phải chúng ghen) nguyên nhân là xuất phát từ việc "bản năng xác định ngôi thứ" trong bầy đàn. Con nào mạnh hơn sẽ được hưởng mọi quyền lợi ưu tiên hưởng trước.
Nếu đánh nhau mà con mới thắng thì con mới nghiểm nhiên là Anh Cả và hưởng trưởc. Con thua lấm lét chờ "tranh thủ cảm tình" (lúc này các bạn nhìn thấy nó tội tội sao đó - và thế là nghĩ nó buồn nó ghen) các bạn vội tranh thủ vuốt ve, an ủi nó - thế là lại thấy cắn nhau chí choé (để tranh dành quyền hưởng trước mà).
Vì vậy người nuôi chó có kinh nghiệm (không lầm tường tình cảm loài chó theo hướng như vậy) sẽ để thời gian 3 ngày cách ly cho nhận diện qua việc "đánh dấu"
03 ngày nữa cho việc nhìn thấy nhau và cách xa nhau (bao gồm cả lúc ăn uống, vui chơi và đánh dấu).
Sau đó người chủ sẽ để cho chúng cùng chạy đến với mình 1 lúc (vào lúc chúng đang trong giai đoạn "cảnh giác tìm hiểu thăm dò thực lực" của nhau nên chưa phát sinh cắn xé) - Người chủ sẽ ôm cùng lúc cả 2 con, ôm thật chặt - vò gáy thật mạnh (mỗi tay 1 con trong tư thế ngồi để dùng chân hỗ trợ kiềm chế) để chúng tập chung vào cảm giác được xoa mà quên đi "đối thủ".
Không quá 05 phút cho những lần đầu và tăng dần thời gian ....
Các bạn cũng có thể thấy khi mang chó đi thi hay giao lưu (gặp nhiều chó lạ) các chủ chó có kinh nghiệm thường dẫn chó đi 1 vòng sau đó quỳ xuống ôm chó kẹp nách theo thế luồn từ bụng lên ức và xoa đầu, xoa gáy thật mạnh...
Xin tạm trao đổi thế với các bạn vì hiện nay cũng có rất nhiều trường phái nuôi dạy chó phát triển trên những nhận định phân tích tâm lý động vật khác nhau.
(Nguồn: viet-pet do bác sĩ GreenVet- HaNoi và anh KimKWanLee viết)
 
Top