• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Chuồng của chó

Chó

Diamond Member
Chuồng của chó:
Bất cứ người nuôi chó nào cũng sẽ phải gặp và giải quyết vấn đề chuồng trại cho chó sao cho thích hợp. Tuỳ theo từng hoàn cảnh riêng biệt mà mỗi người chủ sẽ quyết định làm một chiếc chuồng ra sao. Ở đây chỉ có thể nói lên một vài điều chung chung mà thôi.
Cần phải nói thêm rằng những kiểu chuồng thích hợp cho chó cần phải được vững vàng, sạch sẽ, khô ráo và ấm áp. Đối với những chuồng lớn có nhiều chó thì những người chủ phải quan tâm đến mức độ tiện lợi của chuồng trại. Chỉ dẫn dưới đây sẽ được dành cho những ai nuôi khoảng từ 3 đến 4 con chó lớn cùng với một lứa chó con.
Trước hết, cần phải biết rằng loài chó không nhạy cảm đối với những đặc điểm thẩm mỹ của chuồng trại. Chúng không biết cảm nhận vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Chúng chỉ thích những chỗ được lót dày và mềm mại đủ để ngăn cái lạnh của sàn chuồng. Những chiếc '' giường '' ấy cần phải được tách rời và bọc phủ để giữ thân nhiệt cho chó. Cần phải có một chiếc thùng hay hộp đủ kích thước để chó có thể nằm người trên đó. Nệm lót nên làm bằng một chiếc bao tải nhồi giấy vụn ( không nên dùng rơm hay cỏ ).
Nên dùng giấy là vì giấy có tác dụng làm giảm khả năng mắc bệnh ngoài da của chó. Hầu hết loài chó đều dễ bị dị ứng do nấm trong các dạng thực vật như rơm hay cỏ. Mạt cưa hay vỏ bào cũng có thể sử dụng để lót chỗ ngủ cho chó.
Chuồng chó phải sáng sủa, trừ chỗ ngủ của chúng. Nếu ban ngày có chút ánh nắng rọi vào thì càng tốt. Cửa chuồng cần phải làm bằng dây thép vững chắc để chó không thể dùng răng cắn xé và đủ cao để chó có thể trèo hoặc nhảy qua. Những gờ mối hướng vào bên trong ở đỉnh lưới cửa cần phải làm thế nào đó để chó không nhảy qua. Những mảnh ván, gạch đá hay xi măng chung quanh hàng rào phải đủ vững để chó không đào bới tìm đường thoát ra.
Chuồng chó không cần phải rộng nếu như chó thường được thả ra ngoài hay tập luyện. Tuy nhiên, chuồng chó cũng phải đủ rộng để chúng không cảm thấy tù túng. Sàn chuồng bằng bê tông lại không có độ dãn nở và chân chó nếu bị nhốt lâu ngày trên sàn bê tông sẽ có xu hướng choãi ra, lưng chó còng xuống. Một điểm bất lợi khác của sàn bê tông là rất nóng vào mùa hè nhưng lại rất lạnh vào mùa đông. Nếu sàn chuồng làm bằng bê tông thì mỗi chuồng nên có một mảng sàn thấp lót ván đủ rộng để chó có thể nằm duỗi người ra.
Sàn chuồng nếu được lót bằn đất thấm nước thì tiện hơn bằng bê tông, nhưng cần phải đào sâu xuống khoảng 3 inch và thay đất thường xuyên vì nếu không sự tích tụ của nước tiểu sẽ khiến cho đất chua và hôi hám. Có thể dùng bột đá vôi rắc hàng tháng để khử độ chua trong đất.
Cửa, bản lề, then gài và những vật dụng bảo vệ khác phải chắc chắn. Công dụng duy nhất của những vật ấy là nhằm ngăn không cho chó xổng ra ngoài. Người nuôi chó nào cũng muốn đảm bảo rằng nếu anh ta đã nhốt chó của mìmh vào chuồng thì dứt khoát nó phải ở đó khi anh ta quay trở lại. Một chuồng gà được sửa lại để nhốt chó sẽ không đảm bảo bởi vì người chủ không thể biết được chiếc chuồng ấy có giữ nổi chó hay không.
Thông thường thì hai con chó cài gần gũi nhau có thể được nhốt chung, hay một con chó đực cũng có thể nhốt chung với một con cái. Nếu người nuôi không hiểu rõ quan hệ của chó đực thì không nên nhốt hai con chó đực chung một chuồng. Tốt hơn hết là nên làm chuồng riêng cho từng con chó đực lớn nếu chó thể. Nhưng nếu chó được nhốt gần nhau và chỉ ngăn cách bằng một hàng rào thép thì giữa chúng sẽ rất hoà thuận mà không hề có xích mích gì. Nếu chó có tật sủa đêm thì có thể nhốt chúng trong nhà hay trong chuồng.
Những con chó lớn thường cần có nhiệt nhân tạo khi gặp thời tiết quá lạnh nếu chúng phải nằm trên những chiếc hộp nhỏ, chó con cần phải được sưởi ấm khi thời tiết lạnh mãi cho đến lúc cai sữa, và thậm trí cũng còn phải được sưởi ấm nếu sau đó chúng không được ngủ chung với nhau. Nằm bên nhau trong một chiếc hộp nhỏ lót giấy chúng có thể chịu đựng được cái lạnh mà không hề hấn gì. Nếu không được sưởi ấm vào mùa đông thì chó cần được tăng thêm khẩu phần ăn, nhất là những thức ăn có nhiều chất béo.
Cho dù nguồn nhiệt nhân tạo sưởi ấm cho chó phải an toàn cũng cần phải thận trọng: Các dây điện không được để trần, lò sưởi không được vị trí dễ đổ và không nên để tàn lửa gây hoả hoạn. Nhiều vụ cháy ở chuồng chó, do hậu quả của sự khiếm khuyết trong hệ thống sưởi hoặc sự thiếu thận trọng trong sử dụng, đã gây nên tử vong cho những người trong nhà. Chính vì vậy mà sự nhắc nhở có vẻ như không cần thiết này cần được nêu ra.
Đối với một con chó không có nơi trú ngụ nào tuyệt vời bằng căn nhà của chính chủ nó. Một con chó như vậy thật hết sức hạnh phúc. Tuy nhiên số chó có thể được nuôi trong nhà rất giới hạn. Một người chủ có chiếc chuồng nhỏ có thể cho chó sống chung với mình trong nhà để từ đó tạo cho chó cảm giác thoải mái và không tù túng. Cũng cần phải quan tâm đến chỗ tập và nghỉ ngơi của chó được nuôi trong nhà. Một khoảng sân kín đáo sẽ là chỗ thích hợp, hoặc là chó có thể được tập với dây xích quanh cổ.
Chuồng chó ấm chưa đủ mà quan trọng hơn là cần phải khô ráo nữa. Một chiếc chuồng ẩm ướt, dơ bẩn là nguyên nhân gây bệnh tật và sự khó chịu. Để cho chó đi ra ngoài trong thời tiết khắc nghiệt một cách tuỳ tiện cũng không có hại gì cho lắm, miễn là cần phải có một chiếc giường được che chắn cẩn thận để chó có thể nằm nghỉ cho ấm.
Sự sạch sẽ ở đây chính là sự cải thiện điều kiện vệ sinh, nghĩa là không có sâu bọ và vi khẩn. Một ít bụi hoặc một chút lộn xộn không làm cho chó cảm thấy khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của nó, nhưng một người nuôi chó giỏi là nhữmg người sống ngăn nắp. Ít nhất họ cũng không bao giờ để cho rơm lót giường và những mẩu xương khô vương vãi trên giường của chó, và họ không hề trễ nải việc phun thuốc sát trùng hoặc dùng xà phòng để cọ rửa chuồng chó khi rảnh rỗi. Những chất bẩn trong chuồng chó cần phải được quét dọn và tiêu huỷ ít nhất là một hay hai lần mỗi ngày. Những chất bẩn tích tụ trong chuồng không chóng thì chầy sẽ trở thành một nguồn bệnh cho chó. Lời nhắc nhở cần thiết, nhưng thực ra không phải vậy. Số chó bị bệnh vì được nuôi trong những chiếc chuồng dơ bẩn, mất vệ sinh rất cao. Một điều đương nhiên trong việc nuôi chó là chuồng của chúng phải vệ sinh, nếu không thì bệnh tật chắc chắn sẽ xảy đến.
Người chủ sẽ cảm thấy tự hào hơn khi giữ cho chó của mình trong điều kiện tối ưu bất cứ lúc nào. Sự chải chuốt kỹ lưỡng sẽ không những làm cho chó trở nên dễ coi hơn mà còn làm cho người chủ cảm thấy thích thú hơn. Là một trong những thói quen hàng ngày việc chải lông cho chó không hề khó khăn hay mất thời giờ. Nó sẽ gúp tránh được sự cần thiết phải đặt ra một chương trình khắc nghiệt để sửa đổi sự lôi thôi nhếch nhác của chó mà nhiều người nuôi chó hay gặp phải. Tất nhiên, mỗi ngày bỏ ra vài phút sẽ không vô ích vì bù lại bạn sẽ có một '' người bạn '' khoẻ khoắn hơn, hạnh phúc hơn và đáng mến hơn.


Tắm cho chó:
Chẳng cần phải nói gì nhiều về việc tắm cho chó, miễn là nó phải được đặt vào một chậu nước ấm và được kỳ cọ cẩn thận. Giống như một đứa trẻ nhõng nhẽo nó có thể vùng vẫy phản đối nhưng nếu ta biết giữ nó một cách nhẹ nhàng và chắc chắn thì nó sẽ chịu tuân theo vì nó biết rằng đó là điều không thể tránh được.
Nước tắm chỉ cần hơi ấm để không làm chó nóng hoặc lạnh. Loại xà phòng thơm dịu, không có tẩm thuốc là thích hợp nhất bởi vì những loại xà phòng này không làm ngứa hoặc hư lông của chó. Tốt hơn xà phòng là một trong những loại bột giặt được chuyên dùng để tắm cho chó. Loại bột này tẩy sạch hơn và không làm cho lông dính hay rít sau khi tắm.
Khi tắm chó trước hết nên bắt đầu từ mặt. Cần phải dùng một miếng vải sạch lau rửa kỹ càng mặt chó. Cần phải chú ý để lọt xà phòng vào mắt chó không phải vì sợ gây hại cho nó mà vì sẽ khiến nó sợ tắm sau này. Tai trong của chó cần phải được kỳ cọ cẩn thận cho đến khi không những sạch mà còn không có mùi hôi nữa. Sau đó có thể kỳ rửa đầu chó và lau khô trước khi tắm đến các phần cơ thể khác. Cần phải chú ý lau khô đôi tai từ trong ra ngoài. Nhiều trường hợp chó bị viêm tai chỉ vì không lau tai cho kỹ.
Sau khi đầu chó được tắm xong và lau khô, thân thể của nó phải được ngâm trong nước. Có thể dùng chậu hoặc múc nước dội lên người nó cho đến khi bị ướt hoàn toàn. Sau đó bôi xà phòng lên người chó và kỳ cọ cho đến khi ngầu bọt. Có thể dùng một chiếc bàn chải cứng để kỳ cọ lông và da cho chó. Tắm lưng và hông chưa đủ mà cần phải tắm kỹ cả phần bụng, cổ, chân, đùi và đuôi chó nữa.
Nếu chó quá bẩn thì nên nhẹ nhàng kỳ cọ và chà xà phòng thêm một lần nữa. Sau đó, chó cần được tắm lại bằng nước ấm cho đến khi tất cả chất xút và chất bẩn được rửa sạch hết. Nếu tắm vòi sen thì việc kỳ cọ sẽ dễ dàng hơn. Nếu chó được tắm trong nước chậu thì cần phải thay nước hai hoặc ba lần.
Sau khi được tắm xong cần dùng khăn quấn lên người nó, nhấc nó ra khỏi chậu nước và lau cho đến khi khô người. Có thể phải dùng đến hai hoặc ba chiếc khăn khô. Khi lau khô người chó nên lau đi lau lại đôi tai của nó.


Mùi của chó:
Nhiều người ghê sợ và không muốn nuôi chó vì họ sợ '' mùi của chó ''. Dĩ nhiên, hầu như cái gì cũng có mùi đặc trưng của nó trong khi ai cũng chỉ quen ngửi mùi hoa hồng. Chẳng ai muốn chó có mùi như hoa hồng, và ngược lại thế giới này sẽ ra sao nếu như hoa hồng lại có '' mùi của chó '' ? Một con chó phải có chút mùi đặc trưng vì nếu không nó sẽ không là con chó. Đó dường như là một tặng vật của tạo hoá. Tuy nhiên, nếu mùi ấy trở nên quá mạnh và khó ngửi thì đó là lúc cần phải tìm ra nguyên nhân. Trong hầu hết các trường hợp đó là do hậu quả của bệnh nghẽn tuyến hậu môn. Nếu gặp trường hợp như vậy người chủ phải thông hậu môn cho chó và rửa kỹ hậu môn của nó bằng xà phòng.
Nếu như mùi ấy có vẻ như là mùi thối rữa thì cần phải xem kỹ trong mõm chó. Răng hư cần phải nhổ, một chiếc lợi bị viêm hoặc một vài chiếc răng sâu có thể là nguyên nhân gây ra mùi khó chịu ấy. Ở một vài con chó có một nếp gấp ở môi dưới, gần răng nanh hàm dưới, cần phải được xem xét kỹ vì đó là nơi dễ bị nấm gây nên tác hại cho cả vùng mõm. Mùi này giống như mùi chân người bị mắc chứng '' nấm chân voi '' vậy.
Mùi hôi này cũng có thể xuất phát từ lông nếu có bị tấn công nhiều bởi họ bọ chét hoặc rận. Hơn nữa, loài chó dường như rất thích mùi cá chết và thường hay nô rỡn với một xác cá chết đã thối rữa vừa gạt nên bờ biển. Một con chó bị viêm tai nặng có thể '' đuổi chủ ra khỏi phòng '' với mùi khó ngửi của nó. Dĩ nhiên, muốn chó hết mùi hôi ta phải tìm xem mùi đó từ đâu mà ra và tìm cách chữa trị dần. Một số chó hay có chứng '' no hơi ''. Đối với chó mắc chứng này cần phải thay đổi lượng thức ăn và cần phải thêm một muỗng than bột vào mỗi suất án để làm giảm lượng carbohydrate...
(Nguồn: viet-pet do anh KimQuiUFC viết)
 
Top