• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Cho em hỏi đây là giống rùa gì ?

midaidai

New Member
Em vừa đc cho 1 con rùa nhưng không rõ đây là giống rùa gì ? môi trường sống của nó thế nào ? thức ăn của nó là gì (em cho nó ăn thử rau , chuối , cá nhưng nó vẫn ko ăn gì )? và cách nuôi giống rùa này như thế nào ạ ?
Giúp em với, em xin cảm ơn

Hình của em nó đây ạ !
 

nhangak

Turquoise Member
Bạn xui rồi con này là rùa 3 gờ nổi tiếng khó ăn dễ chết,loại này cho ăn ốc
 

midaidai

New Member
Cảm ơn bạn nhangak nhé
hic vậy hã bạn , có bí quyết nào nuôi giống rua này ko chỉ mình thêm nhé
cho mình hỏi thêm là nó vừa sống dưới nứơc và trên cạn luôn hã bạn ?
 

Bobeouuu

T.Viên Năng Động
Mình nuôi 3 con, 1 con đã ra đi vì bị sổ mũi do mình chăm k đúng cách. H mình share tí KN của mình cho bạn, tiu cũng k phải pro j, cũng là dân mới tập nuôi như bạn thôi, hì hì.
Mình cũng là 1 thành viên bên aquapet, nên xin phép copy bài của mình bên đó qua đây cho bạn tiện theo dõi :).


- Về nơi ở:Rùa ba gờ tuy là rùa nước nhưng thuỷ tính rất yếu, thích nằm chỗ mát, độ ẩm vừa phải, và đặc biệt là dành phần lớn tg để ngủ. Cho nên bạn thiết kế 1 cái hồ nuôi thoả 2 tiêu chí sau là được.
1. Phần nước, đủ để ngập đầu rùa, ko ngập quá mai, vì mai ngâm nước lâu sẽ có hiện tượng lột mai hoặc thối yếm
2. Phần cạn, vì rùa 3 gờ rất thích nằm chỗ nào mềm mềm, cho nên phần cạn nên lót đất, độ ẩm vừa phải, quan trọng là phải rộng và có mái che cho mát. Rùa 3 gờ thích bóng râm

- Về chế độ ăn: Trong thiên nhiên, rùa ba gờ chỉ ăn các loại ốc nước, vỏ cứng vừa phải, nhỏ hơn đầu của chúng và thường ăn luôn vỏ nên canxi ko bị thiếu hụt.
Trong hồ của bạn nên mua rong về, trong rong thường có lẫn trứng ốc các loại, khi nở ra trong hồ sẽ tiện làm thức ăn cho rùa luôn, khỏi phải mác công kiếm cho nó ăn (chỉ cho rùa size baby, vì ốc loại này thường rất bé), hoặc bạn ra ao cạy lấy trứng ốc bưu vàng ấy, đem về bỏ vào hồ, ốc con nở ra thì ko cần phải lo chạy ăn cho rùa nữa.
Lưu ý: Vì hàm của rùa có lớp xương cứng và hàm dưới có gờ nhọn để đục thủng vỏ ốc nên chúng rất thích gặm những thứ có vỏ cứng, bạn nuôi nên thả sỏi to hơn đầu nó, ko nó ngứa thì gặm sỏi ko biết chừng.
 

midaidai

New Member
Mình cũng vừa mới nuôi rùa mà gặp thế này cũng hơi hoang mang thật , Cảm ơn Bobeouuu đã chia sẽ kinh nghiệm với mình , có gì xin chỉ giáo thêm nhé :p
 

nhangak

Turquoise Member
có điều kiện thì vác em núi vàng về nuôi.Mình thì nuôi bé sa nhân ăn như trâu
 

13lack

New Member
Mình cũng đang có 2 em này, hix, chẳng chịu ăn gì, giờ mới biết là ăn ốc, các bạn cho mình hỏi luôn, hiện rùa mình bị bệnh thối yếm, dưới yếm nổi đốm vàng, rất thối, 1 em còn bị lũng lổ nữa, mình ở HCM, các bạn giúp mình với, mình lo lắm
 

Bobeouuu

T.Viên Năng Động
Mình cũng đang có 2 em này, hix, chẳng chịu ăn gì, giờ mới biết là ăn ốc, các bạn cho mình hỏi luôn, hiện rùa mình bị bệnh thối yếm, dưới yếm nổi đốm vàng, rất thối, 1 em còn bị lũng lổ nữa, mình ở HCM, các bạn giúp mình với, mình lo lắm



Cái j tới cũng phải tới, nuôi ba gờ mà k biết thối yếm là j thì chứng tỏ chưa nuôi =)).
Share kinh nghiệm cho bạn, 100% hết, mình cũng là mem bên aquapet, xin copy lại cho bạn tiện theo dõi nhé.
Còn hiện tượng lột mai ở ba gờ rất là phổ biến, lí do chủ yếu là em nó ngâm nước lâu quá nên bị, hầu hết các vết thối mai hoặc thối yếm của rùa ba gờ đều có xu hướng ăn mòn vào trong, lâu ngày ko chữa nó ăn tận trong người thì coi như xong.
Trong hồ kê thêm 1 phần khô ráo chiếm 1/2 hồ, bằng phẳng, phần đó phân nửa để trong mát, phân nửa để ngoài nắng, sáng 7,8h bắt ra để phần nắng, tập cho nó có thói quen phơi mai.
Lúc nó nóng tự khắc nó sẽ bò xuống nước hoặc bò vào phần mát. Rùa mình chỉ xuống nước lúc ăn, phần lớn toàn ở cạn, ngủ ==".
Chữa thì dễ lắm, nhưng bác phải chì mới được nha.
Chuẩn bị:
- Dao lam
- Khăn giấy mềm
- Thuốc tím (Thuốc tím_Hay còn gọi là PVP-Iodine 10%)
- Nước
- Ampiciline
Tiến hành:
- Lấy dao lam rạch phần vỏ thối ra, bên trong có mùi thối và rịn nước, lấy giấy lau sạch. Pha loãng thuốc tím rồi bôi vào chỗ đấy cho nó sát khuẩn vết thối,. Lau sạch nhìu lần cho đến khi hết mùi hôi. Sau khi làm xong, lau sạch lại lần cúi bằng nước, rắc ampi lên, bỏ vào chỗ tối, sạch, là nằm im ngủ ngay. Mai e nó thối chỗ nào, làm hết. Để ráo 2,3 ngày rồi thả lại vào chỗ nuôi. OK.
Chú ý:
- ko được lau vết thương = nước muối quá đậm, ( thanks bác Pharm_lý do: đó là dung dịch đẳng trương, dùng đậm đặc hơn nó rút nước trong tế bào xung quanh làm teo tế bào) mà phải pha loãng .
- Lúc rạch phải cẩn thận, rạch sang phần mai lành là xịt máu ra ngay, lúc đấy rùa đau thò đầu ra há mồm, lơ ngơ nó cho 1 phát là thốn tới rốn đấy , cái mồm nó bằng chất sừng dùng để kẹp vỏ ốc, mà phập vào chỗ mềm mềm như tay người là biết rồi đấy.
- Tránh để nó bò, rơi hết thuốc ra thì coi như công cốc, lo xa thì thêm miếng băng vào cho khỏi rớt thuốc.
- Trong tự nhiên, rùa ba gờ khi bị thối mai hoặc yếm rất hay bị ngứa nên có xu hướng bò lên bờ, tìm chỗ khô để nghỉ cho vết thương khô lại rồi tự lành. Rùa mình mua trên người nó đầy thẹo do bị thối mai, nhưng đều tự khỏi, còn vài vết chưa kịp khỏi thì mình can thiệp.
- Trong điều kiện nuôi nhốt, nếu rùa khôn và khoẻ khi bị thối mai, yêm sẽ tìm cách bò loạn lên, tìm chỗ khô nằm nghỉ, còn rùa yếu hoặc khờ chỉ biết nằm ngủ mà ko có phản ứng nào.
-Và như mình nói ở bài trên, quan trọng nhất vẫn là sân khô, tách biệt hẳn mặt nước, bằng phẳng, chiếm ít nhất là 1/2 hồ nuôi cho rùa hong mai, nếu ko thì bệnh này cứ tái đi tái lại hoài, rùa bị mất sức ko thọ lâu được.

Bệnh này rất dễ gặp ở rùa Ba Gờ, mình đã thử cách trên với 3 con, 1 con bị thối gần hết phần yếm, con còn lại thì bị thối 3/4 mai, nhưng đều đã khỏi, sau này vết thối khô lại, bong ra, bạn sẽ thấy chỗ đó lõm sâu vào trong thành 1 cái hốc trong rất mất thẩm mĩ :((, nhưng đành chịu thôi.
 

pharm

Member
ko được lau vết thương = nước muối quá đậm, lí do sao thì wên rồi ==", chỉ biết là phải pha loãng loãng mới được.


Nước muối sinh lý 0,9% (0,9 gam muối + 99,1 gam nước ^____^) áng chừng thế mà pha.
ăn chơi thì ra hiệu thuốc làm chai dịch truyền 0,5 lít mà dùng, loại chai nhựa có mấy nghìn mình toàn dùng xúc miệng.

lý do: đó là dung dịch đẳng trương, dùng đậm đặc hơn nó rút nước trong tế bào xung quanh làm teo tế bào

P/S: cũng đang phải điều trị cho 1 em sa nhân bị chuột cắn
 

Bobeouuu

T.Viên Năng Động
Nước muối sinh lý 0,9% (0,9 gam muối + 99,1 gam nước ^____^) áng chừng thế mà pha.
ăn chơi thì ra hiệu thuốc làm chai dịch truyền 0,5 lít mà dùng, loại chai nhựa có mấy nghìn mình toàn dùng xúc miệng.

lý do: đó là dung dịch đẳng trương, dùng đậm đặc hơn nó rút nước trong tế bào xung quanh làm teo tế bào

P/S: cũng đang phải điều trị cho 1 em sa nhân bị chuột cắn



À, ra là thế, thanks bác nhé, để bổ sung bài viết cho chuẩn nào :).
 

ruavanghanoi

Rualahanoi
các bạn có thể vào trang của mình http://www.facebook.com/ruavang.hanoi để tham khảo nhé. Rùa sa nhân, rùa lá, giá 300k/ em. ăn khỏe. dễ nuôi. Vàng óng ả hoặc call cho mình 01659 138 914
 
Top