• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Cát vệ sinh cho chó mèo, giúp thú cưng của bạn luôn sạch sẽ

taydo

New Member
việc vệ sinh cho chó, mèo, thỏ, nhím là 1 khâu rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của con người. Trước đây, chúng ta hay dùng xỉ than để lót dưới ổ. Nhưng hiện nay do ít người dùng bếp than nên xỉ than cũng ít hơn. Chưa kể những bất tiện mà xỉ than gây ra cho thú cưng, như bám bẩn, hôi hám, lại phải thay liên tục. Xuất phát từ nhu cầu đó, trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm cát vệ sinh cho thú cưng với nhiều thương hiệu khác nhau. Ecocat cũng là 1 trong những sản phẩm cát vệ sinh cho thú cưng nhưng khác với các sản phẩm khác, Eco cat lại là dòng sản phẩm thân thiện với môi trường ( Eco – product). Sản phẩm Vệ sinh cho chó, mèo, thỏ, nhím, các con thú cưng được sản xuất từ các nguyên liệu trong nước thân thiện với môi trường (Eco-Product) nhất là phù hợp môi trường Chung cư và thành phố nói chung. Với thành phần:100% khoáng chất thiên nhiên kết hợp công nghệ Châu âu để khử mùi không chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người với tác dụng khử mùi, thấm nước vật nuôi chó mèo,xử lý gọn gàng phân hủy nhanh chóng trong môi trường tự nhiên và trong bồn cầu vệ sinh, sau khi sử dụng để khử mùi động vật hay thấm nước có thể tái sử dụng làm phân bón cây trồng trong gia đình.

Cơ chế hoạt động của sản phẩm là bắt giữ H2S ( chất gây mùi thối ), Amoni ( NH3 )Chất gây mùi khai, U rê chất gây mùi khắm có trong nước tiểu và phân của thú cưng thải ra. Phần sản phẩm Eco Cat bám vào phân thì chúng ta hót đổ đi hoặc bón cây, còn phần sản phẩn mà thú cưng tè vào chúng ta không phải đổ đi mà theo cơ chế tự nhiên phần nước ( H2O) trong nước tiểu sẽ tự nhiên bay đi do thay đổi nhiệt độ và áp suất của môi trường. Chính vì thế ta có thể gọi sản phẩm Eco Cat là sản phẩm thông minh ( Smart )


Các đặc tính kỹ thuật vượt trội của Eco - Cat

1- Không bám, không bụi, không dính vào con vật sau khi đi vệ sinh.

2- Cho phép vận chuyển, bảo quản, đóng gói dễ dàng không sợ bị vỡ vụn (khi có vỡ vụn cũng không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm).

3- Khả năng hút nước thải của chó mèo khi vệ sinh cao.

4- Đặc biệt có khả năng chống tỏa mùi khai thối từ chất thải của chó mèo ra môi trường xung quanh.

5- Dễ tách các phần đã có chất thải của Chó mèo ra khỏi phần còn sạch của khay vệ sinh, nên có thể dùng tiết kiệm với lượng mới bổ sung cho lần tiếp theo.

6- Có thể xả thải vào toilet tự hủy vì sẽ tan rã trong nước thải với phần cặn lắng thấp (không đáng kể) ! hoặc nếu dùng bón cây trồng thì càng tuyệt vì sẽ làm xốp đất và bổ sung chất đạm (phân đạm) an toàn!

. Hướng dẫn sử dụng:

- Đổ vào khay hoặc chậu 1 lớp “ Eco Cat” từ 1 đến 5mm ( tùy từng loại thú cưng).

- Khi sử dụng những hạt bị thấm nước nhiều nên xúc bỏ đi và bổ sung thêm lượng mới.

- Sau khi sử dụng xong “ Eco Cat” có thể dùng làm phân bón cây, có tác dụng giữ nước và làm xốp đất
Đây là hình ảnh chuột hamster đang dùng ecocat

CÒn đây là bao bì ecocat

Còn đây là hình ảnh hạt cát eco cat

Giá thành sản phẩm lại vô cùng hợp lý, chỉ 40k/túi 5 lít. mọi chi tiết xin liên hệ 090.369.1868.
Thanks All
 

taydo

New Member
Cơ chế hoạt động của sản phẩm là bắt giữ H2S ( chất gây mùi thối ), Amoni ( NH3 )Chất gây mùi khai, U rê chất gây mùi khắm có trong nước tiểu và phân của thú cưng thải ra. Phần sản phẩm Eco Cat bám vào phân thì chúng ta hót đổ đi hoặc bón cây, còn phần sản phẩn mà thú cưng tè vào chúng ta không phải đổ đi mà theo cơ chế tự nhiên phần nước ( H2O) trong nước tiểu sẽ tự nhiên bay đi do thay đổi nhiệt độ và áp suất của môi trường. Chính vì thế ta có thể gọi sản phẩm Eco Cat là sản phẩm thông minh ( Smart )
 

taydo

New Member
Các đặc tính kỹ thuật vượt trội của Eco - Cat

1- Không bám, không bụi, không dính vào con vật sau khi đi vệ sinh.

2- Cho phép vận chuyển, bảo quản, đóng gói dễ dàng không sợ bị vỡ vụn (khi có vỡ vụn cũng không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm).

3- Khả năng hút nước thải của chó mèo khi vệ sinh cao.

4- Đặc biệt có khả năng chống tỏa mùi khai thối từ chất thải của chó mèo ra môi trường xung quanh.

5- Dễ tách các phần đã có chất thải của Chó mèo ra khỏi phần còn sạch của khay vệ sinh, nên có thể dùng tiết kiệm với lượng mới bổ sung cho lần tiếp theo.

6- Có thể xả thải vào toilet tự hủy vì sẽ tan rã trong nước thải với phần cặn lắng thấp (không đáng kể) ! hoặc nếu dùng bón cây trồng thì càng tuyệt vì sẽ làm xốp đất và bổ sung chất đạm (phân đạm) an toàn!
 

taydo

New Member
. Hướng dẫn sử dụng:

- Đổ vào khay hoặc chậu 1 lớp “ Eco Cat” từ 1 đến 5mm ( tùy từng loại thú cưng).

- Khi sử dụng những hạt bị thấm nước nhiều nên xúc bỏ đi và bổ sung thêm lượng mới.

- Sau khi sử dụng xong “ Eco Cat” có thể dùng làm phân bón cây, có tác dụng giữ nước và làm xốp đất
 

taydo

New Member
Cách dạy chó, mèo đi vệ sinh đúng chỗ



Howto – Nuôi thú cưng như chó mèo sẽ đem lại cho bạn rất nhiều niềm vui, tuy nhiên nếu thú cưng của bạn không được huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ sẽ khiến bạn rất vất vả để dọn dẹp. Hãy tham khảo các bước dưới đây để biết cách hướng dẫn chó, mèo đi vệ sinh đúng chỗ.

  1. Đối với mèo
+ Chỉ cho chú mèo biết nơi đặt khay cát vệ sinh bằng cách đặt chúng vào khay/chậu cát đã được chuẩn bị sẵn, sau đó để chúng đào bới và cào cát trong khay/chậu.



+ Đặt mèo vào chậu vệ sinh mỗi khi chúng ngủ dậy hoặc sau khi ăn.

+ Mèo là loài động vật rất sạch sẽ, chúng sẽ không chịu đi vệ sinh vào đúng khay cát nếu như khay bị dơ bẩn. Do đó luôn giữ cho khay cát sạch sẽ sau mỗi lần mèo đi vệ sinh xong. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại hoá chất tẩy rửa mạnh vì nó có thể khiến cho mèo không thích.



+ Đặt khay vệ sinh ở nơi yên tĩnh. Cũng giống như con người, mèo không thích bị theo dõi hoặc quấy rầy trong lúc nó đang đi vệ sinh.

+ Tuyệt đối không được “trừng phạt” mèo con khi chúng lỡ “đi bậy” ra ngoài khay. Bạn chỉ cần nói lớn và dứt khoát và đặt chúng lại vào khay. Khi nó đã đứng yên trong khay, hãy dùng những cử chỉ vuốt ve kèm lời khen ngợi. Chúng sẽ biết kết hợp giữa việc dùng đúng khay vệ sinh của mình kèm lời khen ngợi cho các lần sau.

  1. Đối với chó
+ Chọn chỗ đi vệ sinh cho chó:

Chỗ đi vệ sinh buộc phải xa chỗ chó hay nằm hoặc chỗ chó ngủ. Có thể là ngay trong nhà vệ sinh của bạn hoặc một góc thông thoáng trong nhà để tiện dọn dẹp.
Bạn có thể dùng thau cát có trải giấy báo để làm chỗ vệ sinh cho chó. Chỗ vệ sinh này nên được dọn dẹp hằng ngày hoặc 2 ngày một lần vì nếu chỗ vệ sinh quá dơ chó cũng không muốn “đi” lên đó và chỗ đó sẽ làm bẩn chân/ lông chú chó cưng của bạn.



+ Cho đi vệ sinh đúng giờ:

Mỗi chú chó có tập tính vệ sinh khác nhau tùy vào hệ tiêu hóa của chúng. Có thể là sau khi ăn 1 tiếng, sau khi ăn 30 phút, sáng sớm lúc ngủ dậy… Bạn nên bắt đầu bằng các việc sau:

  • Dẫn chó ra chỗ bạn muốn chó đi vệ sinh vào lúc sáng sớm
  • Kiên nhẫn chờ đến khi chú đi vệ sinh mới thả cho chơi tự do
  • Dẫn chó ra chỗ vệ sinh sau khi ăn. Thời điểm chó muốn đi vệ sinh tùy vào thói quen của chúng. Bạn có thể biết khoảng bao lâu sau khi ăn chó sẽ đi vệ sinh bằng cách theo dõi xem chúng đi bậy trong nhà vào lúc nào hoặc quan sát phản ứng của chó, nếu chúng khịt mũi, ngửi và đánh hơi quanh nhà có nghĩa là chú muốn đi vệ sinh.
  • Nếu không có thời gian theo dõi chó sau khi ăn, bạn có thể chờ khoảng 30 đến 45 phút sau khi ăn thì dẫn chó ra chỗ đi vệ sinh, chờ đến khi chó đi vệ sinh xong thì dẫn vào nhà.
Chó con sẽ đi vệ sinh nhiều hơn chó lớn (cách khoảng 1 đến 2 tiếng) và thời điểm đi vệ sinh sau khi ăn cũng ngắn hơn.

+ Nhốt chó vào chuồng hoặc xích lại:

Chó có tập tính không đi vệ sinh gần chỗ chúng ngủ hoặc ở, vì vậy sau khi cho ăn, dẫn đi vệ sinh và để chó chơi đùa một lúc, bạn nên nhốt chó vào chuồng hoặc xích lại ở góc chó hay ngủ. Chó sẽ nhịn tiểu/ ị đến khi được dắt đi ra chỗ vệ sinh.
Sau một khoảng thời gian nhốt/ xích, bạn thả chó ra ăn khi đến giờ ăn. Ăn xong lại dẫn chó đi vệ sinh, cho chơi đùa một lúc và nhốt lại.
Việc nhốt/ xích chó như trên chỉ duy trì từ 7 đến 10 ngày. Khi chó đã ngoan ngoãn chịu đi vệ sinh khi bạn dắt đi đồng thời không làm bậy trong nhà khi được thả chơi đùa tự do, bạn có thể dẹp bỏ xích và chuồng.

+ Tạo mùi:

Bạn nên thấm chút nước tiểu hoặc lấy chút phân của chó để cho vào chỗ vệ sinh của chó trong những ngày đầu dạy chó. Chó sẽ đánh hơi được mùi và đi vệ sinh đúng chỗ.

+ Tẩy mùi sạch sẽ:

Khi chó đi vệ sinh trong nhà, hãy đảm bảo bạn làm sạch mùi của chúng để chó không đánh hơi ra chỗ cũ để đi bậy nữa. Việc này đảm bảo chỉ có một “nguồn hơi” duy nhất từ chỗ vệ sinh của chó để chúng không bị lúng túng và lại làm bậy ra nhà. Bạn có thể thử các cách sau để khử mùi triệt để:

  • Thấm thật khô nước tiểu bằng khăn khô hoặc giấy báo. Với phân thì hốt bằng giấy báo, chùi sạch bằng giấy rồi vứt đi.
  • Dùng nước lau qua 1 lần
  • Nước lau kế tiếp cho thêm nước lau nhà/ nước cốt chanh tươi/ giấm vào và lau qua.
  • Thấm khô hoặc chờ nền nhà khô tự nhiên
  • Xịt nước chanh hoặc giấm nguyên nhất lên chỗ vừa lau, chờ khô tự nhiên
  • Nếu chó vẫn đi bậy tại chỗ cũ, lặp lại các bước trên. Sau bước cuối cùng, dùng baking soda rắc đều lên khu vực này. Có thể đặt thêm 1 chén baking soda vào góc tường để hút mùi. Sau 1-2 tiếng, dùng chổi quét baking soda đi.
  • Bạn cũng nên lau nhà thường xuyên với nước lau sàn, nước pha nước chanh hoặc giấm để khử mùi cho toàn bộ nhà bạn.
+ Ứng xử khi thấy chó đang hoặc chuẩn bị đi vệ sinh sai chỗ:
La , nghiêm nghị và bế chúng ngay đến chỗ đi vệ sinh đúng. Chó có thể sợ và không đi vệ sinh nữa, lúc này bạn cần kiên nhẫn bắt chúng ngồi ở chỗ vệ sinh đến khi chúng đi xong mới thả ra.
Không nên đánh vì chó sẽ quên rất nhanh, đánh cũng vô ích.
Không gí mũi chó vào “tác phẩm” của chúng, điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chó và cũng khiến chúng hiểu lầm là bạn khuyến khích chúng đi vệ sinh lại ở chỗ này.
Chỉ la kèm theo thái độ nghiêm khắc khi chó chuẩn bị hoặc đang đi vệ sinh sai chỗ. Sau khi chó đã đi vệ sinh xong, dù có bị la hoặc bị đánh thì chó vẫn không hiểu nó đang mắc lỗi gì và lần sau lại tái phạm.

+ Khen thưởng rất cần thiết:

Đừng quên khen thưởng chó bằng giọng nói nhẹ nhàng, phấn khích kèm theo chút đồ ăn khô nếu chú làm đúng ý bạn (chỉ vài hạt, không cho ăn quá nhiều). Xoa đầu, vuốt ve và có thái độ vui vẻ khi chú đã đi vệ sinh đúng chỗ.
 

taydo

New Member
Lựa Chọn Cát Vệ Sinh Cho Mèo
Một chú mèo mới sẽ được bạn đưa về nhà từ nơi chăm nuôi động vật vào ngày mai. Bạn sẽ bận rộn cho việc mua sắm, kiểm tra tất cả các vật dụng cần mua trong danh sách bao gồm thức ăn cho mèo, đồ chơi, vật để mèo cào móng vuốt và vô số những thứ khác.
Một trong những vật lúc nào cũng được ưu tiên đặt trên đầu danh sách là thùng đựng cát vệ sinh cho mèo. Bạn đi đến cửa hàng chuyên cung cấp những vật dụng dành cho thú nuôi gần nhất, và phải đối mặt với hàng hàng dãy dãy những đồ vật có liên quan đến thùng đựng cát vệ sinh cho mèo này. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.
Lịch sử ra đời
Trước chiến tranh thế giới thứ II, hầu hết mèo sống trong nhà hay ngoài trời và khu vực vệ sinh của chúng là sân sau hay vườn ở những nơi quanh nhà. Để tiện cho nhu cầu của mèo khi ở trong nhà, một vài gia đình giữ những chiếc hộp đựng cát và tro trong lò để sử dụng cho mèo trong hầm rượu. Các bà nội trợ những năm 1940 cảm thấy khó chịu khi những con mèo thường tha tro hay cát trong khắp nhà họ. Vì vậy, một người cựu thủy thủ tên Ed Lowe đã đề nghị người hàng xóm của ông thử dùng đất sét có tính năng thấm hút bởi đây là một sản phẩm phổ biến để làm sạch các sự cố tràn chất lỏng công nghiệp tại các nhà máy trong thời kỳ chiến tranh được sử dụng bởi công ty bố của ông. Cát vệ sinh cho mèo được tạo ra từ đây.
Đất sét được làm thành hạt nhỏ cung cấp giúp việc kiểm soát mùi được cải thiện hơn tro và cát bởi nó sẽ rút nước tiểu về đáy hộp và kiểm soát mùi amoniac cho đến khi chạm đến một nồng độ bão hòa trong đất sét - thường là trong một tuần cho một cái hộp đất sét mà một con mèo sử dụng. Ngày nay, nhiều người hoặc sẽ xúc cát hàng ngày và thay cát vệ sinh mới hoàn toàn mỗi tuần hoặc dùng ít cát trong thùng rồi đổ đi và làm sạch hàng ngày. Các hạt đựng trong thùng truyền thống thì khá lớn và không có xu hướng bám vào chân của mèo. Vì vậy, mèo sẽ không thể mang chúng ra ngoài hộp và rải khắp nhà.
Đóng thành cục hay không đóng cục
Các hạt đất sét thường vẫn có thể tồn tại trong vòng gần 40 năm, mà ít bị thay đổi hay sàng lọc cho đến khi Tiến sĩ Thomas Nelson cần tìm một cách để tăng thu nhập của ông khi đang theo học cao học. Các nhà hóa sinh đã bắt đầu nuôi mèo Ba Tư và kết thúc bằng việc phát triển những thùng đựng rác vệ sinh đóng cục. Trích dẫn trong một bài báo vào tháng 10/1996 ở tạp chí Cat Fancy, bác sĩ Nelson đã giải thích: “Tôi đi săn bắn xung quanh rồi tìm thấy đất sét đã đã khô nhưng không quá cằn cỗi và vẫn có thể dùng được. Đất sét thấm hút rất nhanh và trở thành cục khi mèo tiểu vào. Những cục đất sét này có thể được bỏ đi sau đó, nên ta có thể loại bỏ được phần nước tiểu. Tôi có một thùng đựng cát vệ sinh cho mèo mà tôi đã không hề thay đổi trong suốt 10 năm - tôi chỉ bỏ thêm đất sét vào - và nó hoàn toàn không có mùi gì cả.”
Việc loại bỏ gần như tất cả nước tiểu và phân tạo ra một khu vực hộp ít có mùi hôi hơn trong nhiều tuần mà không phải vứt bỏ hoàn toàn cát vệ sinh cũ và bắt đầu lại từ đầu. Tuy nhiên, chúng ta nên chỉ ra rằng nếu có nhiều hơn một con mèo sử dụng cái hộp, sẽ thường có một mùi hôi khá rõ rệt trong vòng từ 4-6 tuần ngay cả khi đã xúc ra bớt hay loại bỏ cát vệ sinh. Bạn cần phải thay thế lượng cát vệ sinh đã xúc ra ngoài bằng cát vệ sinh đóng cục tươi mới hơn bởi nếu được phép ở dưới một lượng nhất định, nước tiểu sẽ chảy và đọng lại ở bốn góc hộp dẫn đến việc phát sinh mùi.
Sự đa dạng của cát vệ sinh đóng cục mang đến nhiều sự lựa chọn ngoài những chọn lựa cát vệ sinh có mùi và không mùi truyền thống dành cho mèo. Hầu hết mèo thích cát vệ sinh không mùi hơn. Đây cũng là một điểm cực kỳ quan trọng cho những chủ nuôi đang lên kế hoạch sử dụng thùng đựng cát vệ sinh cho mèo mà được che lại. Có những công thức được sử dụng cho nhiều con mèo cùng một lúc sẽ hình thành nhiều khối xi măng để giữ hình dạng của hộp ngay cả khi mèo đi vệ sinh nhiều hơn mức bình thường. Những thứ này chắc chắn không thể tự xả được! Cũng có những công thức nhằm không để cát vệ sinh dính vào chân mèo khi mèo ra khỏi hộp trong đó cung cấp những hạt lớn hơn một chút và có nhiều khả năng sẽ rơi ra khỏi chân mèo trước khi nó ra khỏi hộp. Và cũng có những hộp đựng cát vệ sinh đóng cục được đặc biệt tạo ra cho khả năng tự xả - một tính năng mà hầu hết các hộp đựng cát vệ sinh khác không thể có do tính chất mở rộng của chúng. Mỗi năm, danh mục của sự đa dạng trong những sản phẩm này lại tăng lên.
Một vài năm sau khi cát vệ sinh đóng cục lần đầu tiên được giới thiệu, một bài viết trên tạp chí mèo mang tên Tiger Tribe đã nghi ngờ sự an toàn của cát vệ sinh đóng cục nếu mèo ăn phải nó, đặc biệt những con mèo mới sinh thường rất hay ăn những thứ cát này khi nó được cho làm quen trong thời kỳ cai sữa. Trong khi không có bằng chứng nào có thể chứng minh vấn đề này một cách khoa học, những người chăm sóc mèo có thể muốn trì hoãn việc cho mèo làm quen với những thùng chứa cát vệ sinh đóng cục cho đến khi mèo được 3-4 tháng tuổi. Bất kỳ con mèo nào trên 4 tháng tuổi nhưng vẫn có xu hướng ăn cát vệ sinh này sẽ phải được đưa đến gặp bác sĩ thú y bởi hành vi này ở mèo thường ám chỉ thiếu máu hay những bệnh thiếu hụt dinh dưỡng khác.
Cát vệ sinh đựng trong thùng có thể loại bỏ được trở thành một chủ đề nóng trên mạng Internet với rất nhiều lời tuyên bố rằng nó độc hại và gây bệnh hô hấp ở mèo. Rất nhiều loại cát vệ sinh chứa đất sét betonit - một khoáng chất đất sét tự nhiên được coi là trơ sinh học khi ăn phải, và/hoặc silica. Silica cũng là một chất trơ vật lý và hóa học, và là thành phần chủ yếu được tìm thấy trong cát thông thường. Silica cũng được dùng như một chất hấp thụ ẩm trong các gói nhỏ được tìm thấy trong các hộp đựng giày, thuốc mẹn và một số thực phẩm. Theo như các chuyên gia ở Trung tâm kiểm soát chất độc động vật ASPCA, khi thú nuôi ăn phải một lượng nhỏ gel silica có thể phát sinh sự khó chịu đường tiêu hóa nhẹ, ngoài ra, không có sự phát sinh vấn đề nào nữa.
Mèo có thể vô tình ăn vào bụng một lượng cát vệ sinh nhỏ khi đang tự chải chuốt cho bản thân chúng sau khi sử dụng thùng đựng cát vệ sinh cho mèo, và lượng này sẽ đi qua đường tiêu hóa một cách dễ dàng mà không hề gặp bất kỳ vấn đề khó khăn gì. Tuy nhiên, nếu một con vật ăn phải một khối lượng lớn cát vệ sinh trong thùng (điều này có thể xảy ra khi một con chó hầu như ăn hết cát trong thùng đựng cát vệ sinh này), khó chịu về đường tiêu hóa, táo bón, hay ở rất nhiều trường hợp hiếm còn bị tắc ruột đều có khả năng xảy ra.
Bạn nên chọn loại nào? Có thể bạn kiểm soát hầu bao của mình, tuy nhiên, sự lựa chọn cuối cùng vẫn là từ chú mèo của bạn. Bởi nếu mèo cưng không thích mùi và cảm giác của loại cát nào đó mà bạn mua về, nó sẽ đi vệ sinh ở nơi khác.
Bạn có biết
Rất nhiều cát có thể xúc ra được xử lý theo cách như vậy nhằm loại bỏ càng nhiều càng tốt bụi trong cát. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn hoặc mèo cưng đặc biệt nhạy cảm với các hạt bụi trong không khí, bạn có thể sẽ muốn cân nhắc việc sử dụng một hình thức khác của cát để thay thế.
Mèo không thể sử dụng thùng
Cứ 10 con mèo sẽ có một con có sự nhầm lẫn về thùng đựng cát của chúng ít nhất một lần trong đời. 20 lý do phổ biến nhất là:
1. Mèo đang bị một vấn đề y tế liên quan đến đường tiết niệu
2. Mèo vừa mới bị táo bón do bệnh tuổi già
3. Người chăm sóc mèo không giữ được chiếc hộp sạch sẽ như mèo mong muốn
4. Người chủ chuyển qua sử dụng một nhãn hiệu hay loại cát khác
5. Người chủ thay đổi vị trí của hộp đựng cát
6. Người chủ chuyển sang sử dụng cát được khử mùi hoặc rác có hương thơm
7. Người chủ mua một cái hộp đựng cát mới và bỏ cái hộp cũ đi
8. Người chủ dọn dẹp hộp đựng cát với một sản phẩm làm sạch quá mạnh
9. Vị trí của hộp đựng cát vệ sinh ở nơi quá đông người hoặc không đủ riêng tư cho mèo
10. Ngôi nhà quá lớn nhưng lại chỉ có một hộp đựng cát vệ sinh
11. Mèo vô tình bị giữ lại ngoài tầm với của hộp đựng cát
12. Mèo bị một con vật khác trong nhà ngăn chặn việc sử dụng thùng đựng cát vệ sinh
13. Người chủ nuôi quá nhiều mèo nhưng lại không có đủ hộp đựng cát
14. Người chủ nuôi quá nhiều mèo nhưng lại không có đủ lãnh thổ
15. Những chú mèo đi lạc có thể bị những chú mèo khác nhìn thấy/ngửi thấy chúng trong lãnh thổ của mình
16. Mèo đực không bị thiến đã đến tuổi trưởng thành và đang đánh dấu lãnh thổ của mình
17. Những con mèo cái không bị xịt thuốc đang trog thời kỳ động dục và quảng cáo tìm bạn tình
18. Theo thời gian, mèo trở nên ác cảm với kết cấu của cát vệ sinh
19. Mèo đã không được đào tạo sử dụng hộp đựng cát vệ sinh một cách bài bản ngay từ đầu
20. Mèo bị căng thẳng bởi một sự thay đổi trong thói quen hay môi trường bao gồm việc có mèo con, nội thất mới, thay đổi lịch trình làm việc, kỳ nghỉ, nhà có khách qua đêm, hay chuyển nhà
 

taydo

New Member
CHĂM SÓC THÚ CƯNG

Vệ sinh răng miệng cho thú cưng bị lãng quên


Đã từ lâu chó và mèo trở nên vô cùng thân thiết với con người, chúng trở thành những người bạn, những thành viên trong gia đình, và được xem như thú cưng , được chăm sóc chu đáo, tẩy giun, tiêm phòng, và được làm đẹp và đưa đi chơi nhiều nơi nhưng người chủ nuôi quên đi một việc rất là quan trọng là chăm sóc răng miệng cho thú cưng của mình. Vì khi bệnh về răng miệng xảy ra ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp giữa chủ và vật nuôi vì mùi hôi của răng miệng, và hạn chế việc ăn uống, sinh hoạt bình thường

Thông thưòng thú cưng được chủ nuôi quan tâm đến vấn đề cho ăn những thức ăn tốt, nhưng còn vấn đề vệ sinh răng mệng không được chú ý đến, khoảng một thời gian sau khi thấy thú cưng mình có hơi thở hôi thì lúc đó bệnh về răng miệng đã nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khoẻ, ăn uống và giao tiếp.

Trong quá trình sống , mỗi ngày thú cưng được tiếp nhận nhiều món ăn, mà trải qua nhiều ngày cho đến nhiều năm, vì xoang miệng của chó và mèo có pH acid hơn người nên chó và mèo ít bị sâu răng nhưng thay vào đó thì việc hình thành cao răng và mảng bám sẽ nhiều hơn người. Và khi cao răng hình thành nhiều sẽ gây cản trở việc ăn uống, viêm nướu răng do cao răng bám sâu vào trong răng và nướu, hơi thở hôi và đau, nghiêm trọng hơn là những ổ abcess chân răng , những lổ dò thông lên xương mặt.

Nếu chẳng may thú cưng của bạn gặp vấn đề về răng miệng , việc đầu tiên là bạn nên tìm gặp Bác Sĩ Thú Y để được tư vấn và có giải pháp tốt nhất dành cho thú cưng của bạn. Có thể thú cưng của bạn sẽ được cạo vôi răng, lấy đi những chiếc răng lung lay làm cho thú cưng của bạn ăn không được, điều trị bệnh viêm nướu, để cuối cùng thú cưng của bạn có hàm răng khoẻ và hơi thở sạch hơn .

Thông thường chủ nuôi nên mang thú cưng của mình đến Bác sĩ khám răng định kỳ mỗi năm một lần, nhằm can thiệp kịp thời nếu có vấn đề về răng miệng .

Việc vệ sinh răng miệng trên chó cũng quan trọng góp phần làm cho sức khoẻ thú cưng được tốt hơn.

Nếu từ trước đến nay bạn chưa quan tâm đến vấn đề răng miệng cho thú cưng thì ngay từ bây giờ bạn quan tâm vẫn chưa muộn. Để chó thú cưng của bạn có hàm răng khoẻ và hơi thở thơm, chú nuôi nên vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho thú cưng . Việc làm vệ sinh răng miệng cho thú cưng không khó, trên thị trường có nhiều sàn phẩm dùng vệ sinh răng miệng dàng cho thú cưng, như kem đánh răng, bàn chải đánh răng, chỉ cần người chủ nuôi dành ra một ít thời gian mỗi ngày để vệ sinh, bôi lên răng chống mảng bám, chống cao răng, mỗi ngày một ít, như vậy thú cưng cũng quen dần với thói quen vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó còn có một số sản phẩm xưong nhai sạch răng dành cho thú cưng mọi lứa tuổi bạn có thể tham khảo thêm ở những phòng khám Thú y, cửa hàng bán các sản phẩm dành cho thú cưng.
 
Top