• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

CÁCH NHẬN BIẾT THÚ CƯNG BỊ BỆNH

Tamapu Pet

New Member
Mùa đông đến rồi! Đây cũng là thời điểm mà cún hay mắc bệnh lắm đấy. Con đau bệnh thì mẹ xót xa. Đừng để thú cưng trở bệnh nặng lúc đó bạn mới kịp nhận ra.

Dấu hiệu nhận biết bạn cần lưu ý
Bạn cần biết rằng bất kỳ biểu hiện về sự thay đổi nào về ngoại hình, hành vi của con vật đều có thể là dấu hiệu cho thấy nó đang bị bệnh. Các biểu hiện như:

Giảm hoặc mất cảm giác ngon miệng

Giảm năng lượng hoặc tần số hoạt động

Trốn tránh

Nôn mửa, tiêu chảy

Có máu trong nước tiểu hoặc phân

Đầy hơi ở bụng

Mệt mỏi, không thể tiểu tiện, đại tiện

Rụng lông nhiều

Gãi, liếm cơ thể quá mức

Có mùi hôi phát ra từ miệng, lỗ tai hoặc da

Có cục u hoặc khối u

Chảy nước mắt nước mũi

Đi khập khiễng

Động kinh

Miễn cưỡng hoặc gặp khó khăn trong việc đi lên xuống cầu thang

Phát ra âm thanh bất thường (rên rỉ, khóc)

Bạn cần phân biệt được những dấu hiệu nào thì cần đưa chó đi cấp cứu ngay lập tức và dấu hiệu nào thì cần theo dõi thêm vài ngày. Theo đó, những dấu hiệu cần đưa chó đi gặp bác sĩ thú y ngay lập tức là khi vật nuôi không có khả năng tiểu tiện, bị đầy bụng, nôn mửa tiêu chảy quá mức, động kinh, không đứng lên được. Các dấu hiệu nhẹ khác thì cần theo dõi trong vòng 24-48 tiếng.

Cách chăm sóc thú cưng
Bạn cần chăm sóc chúng tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, cho chúng ăn thức ăn đặc biệt và chăm sóc về thể chất. Sau đây là vài lời khuyên khi chăm sóc thú cưng bị bệnh:

Cho thú cưng dùng liều lượng thuốc chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cần bạn có thể nhờ bác sĩ thú y làm mẫu và tư vấn thêm cách rèn luyện cho thú cưng.

Chó bị bệnh cần được ở một nơi yên tĩnh một mình, không có ai hoặc vật nuôi khác làm phiền.

Nếu bác sĩ thú y chỉ định loại thức ăn đặc biệt cho thú cưng đang bị bệnh thì bạn đừng cho các con vật khác ăn chung thức ăn đó nhé, vì một lượng nhỏ thức ăn khác có thể gây hại cho chúng.

Một vài loại thuốc có thể khiến vật nuôi uống nước và đi tè nhiều hơn, cho nên bạn nhớ dẫn nó đi tè và rửa sạch ổ của nó nhé. Nếu con vật gặp khó khăn trong việc đi lại thì bạn hãy hỗ trợ nó.

Nếu các dấu hiệu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có thêm triệu chứng mới, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ thú y biết. Triệu chứng mới cũng có thể là do phản ứng phụ của thuốc. Hãy đem vật nuôi đến để bác sĩ thú y kiểm tra lại hoặc đổi thuốc khác.

Bạn nhớ cho vật nuôi uống hết thuốc mà bác sĩ đã kê, sau đó dẫn nó đi tái khám. Dù nó có vẻ đã khỏe hẳn thì bạn cũng cần làm theo mọi hướng dẫn của bác sĩ.

Thú vật luôn cố gắng che giấu việc chúng đang bị bệnh. Đây là bản năng tự vệ tự nhiên của động vật trong thế giới hoang dã, vì nếu để lộ mình đang yếu ớt thì nó sẽ bị đồng loại xa lánh và có thể bị các con thú ăn mồi tấn công.

Nhưng khi bạn có kiến thức và chú ý đến các biểu hiện và hành vi khác lạ của chúng vẫn có thể đoán sớm được bệnh của thú cưng luôn đó!

______TAMAPU PET______

Địa chỉ: www.tamapu.com

Facebook: fb.com/tamapupet

Điện thoại: 0902.606.610
 
Top