• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Ảnh hưởng môi trường với cún

Chó

Diamond Member
Điều kiện môi trường nuôi dưỡng chó làm ảnh hưởng tới môi trường sức khoẻ và khả năng làm việc của chó nghiệp vụ.
Trong quá trình sinh tồn qua nhiều thế kỷ, cơ thể chó đã có khả năng thích nghi với điều kiện của môi trường xung quanh( thay đổi nhiệt độ, ẩm độ của không khí xung quanh, áp xuất khí quyển, chế độ ăn uống và thành phần dinh dưỡng.
Không khí xung quanh có ảnh hưởng lớn đến chó. Khả năng làm việc của chó phụ thuộc vào thành phần, độ sạch, độ ẩm không khí.
Động vật khi thở sẽ hấp thụ chất oxy trong không khí và thải ra các chất cacbonat. Vì vậy chó ở lâu trong phòng kín, không khí sẽ bị giảm dần chất oxy và tăng khi cacbonat, nếu không được lưu thông thì không khí trong phòng kín như vậy sẽ trở nên có hại cho chó.
Ánh sáng mặt trời giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể động vật vì nếu cải thiện việc trao chất, làm tăng sức sống của cơ thể, góp phần tiêu diệt nhữngvi khuẩn gây bệnh, bảo vệ chó mới đẻ và chó non không bị mắc bệnh(còi xương). Nhưng để lâu chó lâu dưới ánh sáng mặt trời và mùa nóng có thể làm chó bị nóng quá và bị xuất huyết do nhiệt độ hoặc do nắng.
Nhà ở cho chó:
Khi xây dựng nhà ở cho chó, cần phải nhớ rằng chó sẽ ở đấy lâu dài.Vì vậy, nhà ở phải đáp ứng nhu cầu về vệ sinh về sinh lý học như: chống mưa, chống nắng,gió, bụi, lạnh về mùa đông, nóng về mùa hè cho chó, ngoài ra còn có tường( hàng rào) ngăn cách không để người lạ, thú hoang thả rong lọt vào, tránh ồn ào quá(gần đường có xe qua lại, động cơ đặt tĩnh lặn v.v...
Nên xây dựng chó ở có đất cao ráo, cách xa nhà ở của người, cách xa những khu chăn nuôi và sản xuất khác. Vế hướng nhà ở miền bắc tốt nhất là làm nhà quay về hướng nam, còn ở miền nam làm nhà quay về hướng đông bắc, nhà ở của chó phải cao ráo sạch sẽ, sáng sủa, mát mẻ. Xung quanh nhà nên có hàng rào cây xanh để chắn gió, bụi và che nắng vào mùa hè. Tốt nhất là ở miền nam nên trồng những cây có tán rộng, còn miền bắc nên trồng nhữnh bụi cây dày vì nó chống bụi và chống gió rất tốt nhưng không che mất ánh sáng mặt trời.
Chỗ ở của đàn chó:
Chổ ở phải được ngăn thành ô (chuồng) bằng lưới dày , cao ít nhất 2m. Nếu không nhiều chó thì không diện tích lớn lắm, trên lưới ngăn có cửa con, nếu nhiều chó thì làm cổng lớn. Cổng hoặc cửa còn phải có khoá tốt và phải luôn luôn đóng kín.
Các ô được xây dựng với kích thước như sau: dài 2m, rộng 1.5m, cao 2-2.5, phía sau 1.5-2m, cửa cao 1.7m- rông 0.7m còn phải mở cửa ra, phía trên bọc bằng lưới để đưa ánh sáng vào bên trong, ở phần dưới mỗi chuồng có lỗ chui kích thước lỗ 40x50cm, lỗ này để chó đi vào chuồng. Về mùa hè lỗ này được mở rộng ra, về mùa đông che kín bằng bạt hoặc bao tải dày.
Mỗi gian có chiều dài 3m, rộng 2m, cao 2.2m. vách ngăn giữa các gian với nhau phải che kín, cao 2.2m. Phía trước có cửa 1.8x0.7m, cửa có khoá chắn. cửa phải mở vào trong.
Ở các trại nuôi đẻ và gây giống, ngoài khu chính và khu cách ly ra còn có nhà đẻ cho chó đẻ, nhà cho chó con tắm và nhà bếp cho chó, ở các trại lớn cần có một trạm thú y chuyên chữa bệnh cho chó bị ốm.
Nhà chó đẻ, dùng để nuôi chó cái chữa từ 7-10 ngày trước khi sinh và nuôi chó đẻ nuôi con, nhà xây bằng gạch hoặc bằng gỗ. Trong nhà dành cho chó đẻ được chia thành các gian thông thường(2.5x3m).Trong các gian này phải có chuồng hoặc lót ván đệm khô.
Nhà nuôi chó con. Sau khi tách khỏi chó mẹ đến lúc được 06 tháng tuổi, chó được nuôi từng lớp theo từng lứa tuổi. Những gian dành riêng cho loại chó này phải lớn hơn(6x6m) bốn phía vây bằng thép lưới bên trong có chuồng bằng gỗ và có thể đựng được cho chó những đồ chơi những chướng ngại vật không cao lắm như: hàng rào, thang....chong chóng(quay nhẹ trên trục nhỏ, chong chóng bằng có quấn những miếng giẻ.
Chó con đã 6 tháng tuổi, người ta cho ở (nuôi dưỡng) như chó lớn.
Nhà bếp được xây dựng trong các trại nuôi, Nếu ở cơ sở không có nhiều chó thì để chế biến thức ăn cho chó cấn phải có phòng riêng với diện tích 10-12 m vuông. tại đây bố trí bếp lò đun hai nồi(một nấu thức, một nấu nước. Dung tích lựa chọn để phù hợp với lượng tức ăn cả đàn tiêu thụ trong ngày. Lỗ thông hơi của lò phải hướng về hướng không có người đứng nấu và múc thức ăn cho chó.
Bố trí chỗ ở cho 1 con chó:
Để bố trí một hai chó người ta thường dùng chuồng lắp ghép (tháo rời được). Ở những vùng nóng chuồng phải được vào những nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào(dưới mái hiên, gốc cây).
Nếu sân không có tường kín, thì xung quanh phải dựng hàng rào có kích thứơc 3x4m và cao 2m để cách ly chó với nguời lạ, với chó thả rong và các vật nuôi khác. Nếu có hàng rào như thế cho phép không cần phải xích chó vào cột. Có thể nuôi chó trong nhà với điều kiện hàng ngày thả chó dạo chơi 3 lần.Vào những ngày nghĩ phép và trẻ em nghĩ hè nên tận dụng nhiều thời gian để đi dạo chơi với chó được lâu hơn.
Muốn nuôi chó trong phòng thì dành cho chó một chổ nuôi nhất định để chó ngủ và nghĩ ngơi, chổ chó nằm phải trải một mảnh thảm nhỏ, dày ở cách xa cửa, lò sưởi bếp điện và cửa sổ.
Một số người thích nuôi chó ở dưới gầm giường có kích thước dài 100 rộng 70 và cao 15-20cm, trên có căng bạc hoặc vải gai dày, bền cho chó nằm.
Chổ chó nằm được gió lùa, đưa chó dạo chơi nơi công cộng phải có dây giữ, ngoài ra những nơi đông người thì phải có rọ mõm.
(Nguồn: Sài Gòn Pet Love do chị SweetLoveCat viết)
 
Top