• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

1 số thông tin về bệnh dại ở động vật

thienthanmeo_kut3

♥ lovely angle cat ♥
Bệnh dại là một bệnh lây truyền ngẫu nhiên từ động vật có vú qua người, hai hình ảnh dịch tễ học được quan tâm là dại hoang dại ( Sylvatic ) và dại Domestic.
1. Bệnh dại ở súc vật hoang dã:
Khu trú ở động vật hoang dại. Đây là nguồn lây thường xuyên khi động vật hoang dại tiếp xúc với động vật nuôi và truyền virus dại cho động vật nuôi. Những động vật nuôi hoang dại thường là những động vật ăn thịt: cáo, chó sói, chó rừng, dơi hút máu, dơi ăn côn trùng. Đôi khi là những động vật ăn hoa quả. Việc lan truyền thường được bắt đầu từ một trong các loại động vật nói trên cảm nhiễm virus dại và thời gian ủ bệnh dài. Trong thời gian ủ bệnh virus được bài tiết qua tuyến nước bọt và lây lan cho những động vật khác.
2. Bệnh dại ở súc vật nuôi trong nhà:
Động vật nuôi bị lây nhiễm từ động vật hoang dã qua vết cắn, cào, xây xát. Các động vật nuôi thường là chó, mèo, bò… Chó và mèo bị dại rất nguy hiểm khi cắn lung tung. Trâu, bò ít nguy hiểm hơn vì chúng không có khuynh hướng cắn nhưng sự lây nhiễm vẫn có thể có. Con người cũng có thể bị lây nhiễm bởi động vật hoang dã nhưng chủ yếu là do động vật nuôi.
3. Nguồn bệnh:
Ổ chứ virus dại trong thiên nhiên thường là loài động vật có vú hoang dã máu nóng như chó sói, cáo trắng, cáo xám, chồn(Châu Âu), loài dơi hút máu(Mỹ La Tinh), dơi ăn hoa quả(Châu Âu). Một số động vật sống gần người như trâu, bò, lợn, dê, cừu, ngưạ cũng có thể mắc bệnh dại và trở thành nguồn bệnh tạm thời song ít lan truyền bệnh. Nguồn bệnh chủ yếu và nguy hiểm đối với người là chó( 95 – 98%) và mèo ( 2 - 3%). Virút dại cư trú chủ yếu trong hệ thần kinh, trong tuyến nước bọt và đào thải theo nước dãi cuả con vật bị mắc bệnh dại. Trong nước dãi cuả chó bị dại, virút có mặt tối đa 13 ngày trước khi chó có triệu chứng đầu tiên cuả bệnh. Chính vì vậy mà người ta chỉ định phải the dõi chó sau khi cắn người trong vòng 2 tuần.
Cơ chế lan truyền bệnh dại trong tự nhiên giưã bầy động vật hoang dã là do sự di chuyển khi đi kiếm mồi, hay cơ chế thụ động có thể xảy ra ở khoảng cách lớn khi xuất nhập cảnh súc vật bị dại.
Cơ chế lây truyền từ súc vật sang người: Do súc vật bị nhiễm virút dại cắn, cào, liếm trên da và niêm mạc bị tổn thương.
Sự lây truyền từ người sang người có thể xảy ra do tiếp xúc với nước dãi cuả người bị bệnh dại, nhưng trên thực tế rất hiếm khi xảy ra. Chỉ có một trường hợp được công bố bệnh dại lây từ người sang người do cấy ghép giác mạc lấy từ người bị chết vì bệnh dại mà đã không được chuẩn đoán từ trước.
4. Triệu chứng bệnh:
Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh dại có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virút dại. Cho đến nay, thời gian có virút dại trong nước bọt cuả động vật nhiễm bệnh trước khi con vật có triệu chứng lâm sàng vẫn còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Ở chó, một số nhà khoa học cho rằng virút có trong nước bọt 3 ngày trước khi con vật có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng cuả bệnh. Một số người khác cho rằng 7 ngày hoặc tới 13 ngày. Tuy nhiên đại đa số cho rằng thời gian này là 10 ngày.
Các biểu hiện lâm sàng : thường được chia làm 2 thể, thể dại điên cuồng và thể dại câm ( bại liệt).
Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cà 2 dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.
Thể dại điên cuồng : được chia làm 3 thời kỳ:

* Thời kỳ tiền lâm sàng: rất khó phát hiện, nhất là ở thể câm. Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, kín đáo.Thái độ với chủ như gần chủ miễn cưỡng, hoặc trái lại tỏ ra vồn vã thái quá. Thỉnh thoảng suả vu vơ, chu lên từng hồi nghe hơi xa xăm; hoặc lại bồn chồn nhảy lên đớp không khí.
* Thời kỳ điên cuồng: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn suả người, la dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên suả từng hồi dài. Vết thương nơi bị cắn ngưá, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu. Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, con ngươi mắt mở to, tỏ ra khát nước muốn uống nhưng không uống được. Chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ, hay giật mình, đi lại không có chủ định, trở nên dữ tợn điên cuồng( 2 – 3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về nhà nưã. Trên đường đi gặp vật gì nó cũng cắn xé, ăn bưà bãi, tấn công các con vật khác kể cả người.
* Thời kỳ bại liệt : Chó bị liệt không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm và lưỡi thè ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ rệt. Chó chết sau 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên do liệt cơ hô hấp và kiệt sức do không ăn uống được. Thể dại điên cuồng chỉ chiếm 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm.

Thể dại câm: là dạng bệnh không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như thường thấy. Chó chỉ có biểu hiện buồn rầu. Con vật có thể bị bại một phần cơ thể, nưả người, hai chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra. Nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, suả được, chỉ gầm gừ trong họng. Quá trình này tiến triển 2 – 3 ngày.
Nói chung thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thường chỉ 2 – 3 ngày vì hành tuỷ con vật bệnh virút tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm.
Ở mèo:Mèo bị dại ít hơn chó, chỉ khoảng 2 – 3% vì nó quen ở một mình. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như chó, hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn như khi động đực. Khi người chạm vào nó thường cắn mạnh và hăng tạo vết thương sâu, thường ở phần trên cơ thể rất nguy hiểm.
5. Các biện pháp phòng chống bệnh dại:
Tại Pháp, người ta đã tiến hành một dự án chủng ngưà trên quy mô lớn cho đàn cáo hoang dã bằng cách rải mồi thuốc gồm có bột thịt, mỡ bọc một viên nang chuá 2 ml vắc xin tái tổ hợp. Kết quả theo dõi cho thấy có tới 80 – 90% số mồi rải được ăn hết và ước tính 60 - 70% đàn cáo sẽ có đáp ứng miễn dịch thể bảo vệ. Tại những vùng thành thị đông dân cư với lượng chó, mèo sống lang thang thì biện pháp sử dụng mồi thuốc chưá vắc xin cũng có thể sử dụng.
Ở các nước đang phát triển, biện pháp phòng chống chủ yếu tập trung vào việc:
- Tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng vắc xin, huyết thanh phòng bệnh dại.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân về việc hạn chế nuôi chó, tiêm phòng thường xuyên cho chó, cách xử lý khi bị chó cắn.
- Tăng cường công tác giám sát dịch tễ bệnh dại để biết chính xác về tình trạng sử dụng vắc xin, huyết thanh vá qui luật phân bố dịch tễ cuả bệnh dại.
- Thực hiện tiêm phòng cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm.
- Đối với bệnh dại ở súc vật: thiệt lập hệ thống giám sát trung tâm có trang bị phòng thí nghiệm chuẩn đoán, có đội ngũ các chuyên gia theo dõi. Thành lập chương trình kiểm soát và hạn chế đàn chó lang thang, thực hiện việc tiêm phòng vắc xin dại đạt hiệu quả cao trong việc gây miễn dịch cho đàn chó nuôi.
- Thực hiện giám sát kiểm dịch quốc tế khi xuất nhập các súc vật qua biên giới. Tăng cường hợp tác khoa học giưã các nước và khu vực có bệnh dại lưu hành.
 
Top