• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Những điều mà bạn cần biết khi rước cho về nhà

Chó

Diamond Member
1. Tránh chó khỏi bệnh rối loạn tiêu hóa
Sau khi chó được đưa về nhà, ai ai là chủ nuôi chó cũng đều biết người bán chó sẽ cho chó ăn đồ dở tệ để tiết kiệm chi phí. Nhưng bây giờ, chúng ta muốn cải thiện khẩu phần ăn của bé ngon và tốt hơn thức ăn cũ nhưng lại sợ thằng cu bị rối loạn tiêu hóa. Nhiều người thường xích đói chó một vài thời gian để chúng ăn thức ăn mới giống như con mèo vương giả của Trạng Quỳnh. Họ không hề biết cún sẽ bị rối loạn đường tiêu hóa và nếu dù nếu có biết, họ cũng chỉ coi nó là một bài luyện tập nho nhỏ và nghĩ rằng ăn dần sẽ quen. Ý nghĩ lạc hậu này đã được các bác sĩ thú y bác bỏ và đưa ra nhiều lời giải thích. Em cũng đã từng nghe nên rút lại một số lời kết luận nho nhỏ:
Chó cần thời gian để làm quen với thức ăn mới, để tránh bệnh rối loại tiêu hoá nên đổi thức ăn từ từ, trộn thức ăn mới với thức ăn cũ, số lượng tăng theo các lời chỉ dẫn sau:
-Ngày đầu tiên và ngày tiếp theo: Trộn 25% thức ăn mới với 75% thức ăn cũ.
-Ngày thứ ba và ngày thứ tư: Trộn 50% thức ăn mới với 50% thức ăn cũ.
-Ngày thứ năm và ngày thứ sáu: Trộn 75% thức ăn mới với 25% thức ăn cũ
-Ngày thứ bảy và trở đi:Không cần trộn bất cứ thức ăn nào mà cho ăn 100% thức ăn mới...


2. Thói quen:
a) Tập chó con quen với việc chải lông ngay từ nhỏ, đánh răng + lông được chải 1 cách đặc biệt.Bác sỹ thú y sẽ hướng dẫn bạn làm cách này.

b) Tập luyện vẫn là điều quan trọng: nên chó chó đi bộ ít nhất 20 phút/ngày và nữa ngày/tuần giúp chó tiêu tốn năng lượng và phòng ngừa xu hướng tăng cân theo độ tuổi.

c) Chó con 3 tháng tuổi ngủ rất nhiều, vì vậy bạn không nên quấy rầy hay bế nó lên bất cứ lúc nào bạn thích....bạn không cần phải la vì chó rất thính tai

d) Dưới 6 tháng tuổi cho chó con ăn 3 bữa/ ngày.
Trên 6 tháng, nên cho ăn ngày 2 bữa, tốt nhất cho ăn đúng thời gian quy định

e) Nên giám sát quá trình tăng trưởng của chúng bằng cách thường xuyên theo dõi trọng lượng cơ thể.( thường xuyên kiểm tra trọng lượng của chó, bằng cách ôm chó đứng lên cân, sau đó bạn cân trọng lượng của mình, bạn sẽ trừ ra và biết được trọng lượng của chúng.......tránh việc cho chó ăn thức ăn thừa trên bàn, điều đó sẽ làm cho chúng tăng cân)

f) Thường xuyên giám sát tình trạng chung của chó, đặc biệt là đôi tai, bàn chân, các móng vuốt sẽ thể hiện tình trạng sức khoẻ của chó.

g) Chăm sóc chó:
+ Dùng nhíp nhổ lông mày để gắp những cây gai, hạt cỏ hoặc con ve
+ Chăm sóc vết thương bằng cách sát trùng và bôi kem liền sẹo.
+ Cần phải cắt móng cho chó thường xuyên bằng một loại kềm đặc biết, phải thận trọng không được đụng đến mạch máu nằm dưới lớp đệm của bộ móng.Để tránh rủi ro, bạn nên nhờ bác sỹ thú y thực hiện công việc này.


3. Lịch Chủng Ngừa Vắc- xin cho Chó:
a) Chủng ngừa vắc- xin lần đầu:
Giữa tuần thứ 7 và tuần thứ 9: bệnh sốt ho do virút, viêm gan truyền nhiễm, bệnh do virút parvo ( chủng lần 1)
Giữa tuần thứ 11 và tuần thứ 13: bệnh sốt ho do virút, viêm gan truyền nhiễm, bệnh do virút parvo ( chủng lần 2)
Bệnh Lép tô ( chủng lần 1)
Bệnh dại ( chủng lần 1)
Giữa tuần thứ 15 và tuần thứ 17 : Bệnh Lép to( chủng lần 2)

b) Chủng nhắc lại, bắt buộc:
Bệnh lép tô: tiêm hàng năm bắt buộc
Bệnh dại : tiêm hàng năm bắt buộc, có thể tiêm 2 lần /năm ở những vùng có nguy cơ nhi ễm bệnh cao.
Bệnh sốt, viêm gan truyền nhiễm, bệnh do virut parvo: tiêm 1 năm sau lần chủng ngừa đầu tiên, sau đó 2 năm tiêm nhắc lại 1 lần.

c) Những chủng vắc xin khác:
Bệnh ho cũi chó: chủng ngừa 2 lần trong 1giai đoạn đầu công với liều nhắc lại hàng năm
Bệnh Bebesiosis: chủng ngừa 2 lần trong 1giai đoạn đầu công với liều nhắc lại hàng năm...
(Nguồn: Sài Gòn Pet love do anh hay chị 0313@, chị CàLớt#Phớtphơ# viết)
(Do bài viết quá ngắn và từ quá lưa thưa nên em đã sửa lại cho anh chị dễ đọc)
 
Top