• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Những lỗi khi mới nuôi rùa hay gặp

pharm

Member
kiến thức tham khảo nhiều nơi + kinh nghiệm đau thường nhiều lần ^__^. Nếu nhảm thì sorry bà con.

Thứ nhất, chất lượng nước: (chủ yếu đối với rùa nước)
Lỗi 1: Thay nước liên tục hoặc thậm chí một ngày thay nhiều lần, để bạn có thể đảm bảo rằng chất lượng nước tốt mà không biết rằng rùa không thể thích ứng với nhiệt độ thay đổi, dẫn đến khó tiêu rùa.
Giải pháp: nhiều nhất thì 1 ngày đến 2 ngày thay nước một lần là đủ, miễn là nước không quá nhiều bùn or nhiều chất béo (váng trên mặt nước), không ngửi thấy mùi. Nên có sự kết hợp của hệ thống lọc nó sẽ giúp gom chất bẩn giúp kéo dài thời gian thay nước or giảm lượng nước mỗi lần thay.
Lỗi 2: Sử dụng nước máy trực tiếp nuôi con rùa không biết rằng nước máy có chứa một lượng lớn chlorine (chất tẩy trắng gây ra tẩy trắng đại lý được sử dụng để tiêu diệt vi sinh vật có hại trong nước), kết quả là ……………..
Giải pháp: nước dùng nuôi rùa, nước phải được phơi nắng trên hơn 3 ngày hoặc thêm soda để loại bỏ các chất clo.
Lỗi 3: thay đổi nước sau khi ăn, tôi cảm thấy rằng những con rùa sẽ kém ăn thức ăn khi nước ô nhiễm, nhưng nó cũng bỏ lại mảnh vụn thức ăn sau khi ăn nên vệ sinh sau khi ăn, tránh gây ô nhiễm nước.
Giải pháp: thay nước trong nửa giờ sau khi cho ăn, thay đổi nước vào thùng chứa sạch. Nếu trước khi cho ăn nước quá bẩn thì nên thêm một lượng nước vừa phải or thay một lượng vừa đủ để rùa có thể ăn tốt nhất, cho đến nửa giờ sau khi ăn thay nước.^__^
Thứ hai, việc cho ăn:
Lỗi 1: Một loại thức ăn duy nhất, lâu dài cho rùa. Nếu là thức ăn làm sẵn bán trên thị trường hiện nay thì chủ yếu là chất lượng thấp, dinh dưỡng không đảm bảo (sữa bột trẻ em còn melamine, đạm thấp nữa là thức ăn động vật), cũng là tốn kém$, dẫn đến loạn dưỡng con rùa, nghĩ đến đã thấy bệnh rồi!
Giải pháp: ăn các loại thực phẩm khác nhau, đa dạng thực phẩm lành mạnh là sự bảo đảm của con rùa. Có thể thêm một số vitamin vào thức ăn
Lỗi 2: không biết cho ăn bao nhiêu bao nhiêu, cho ăn như thế nào. Đặc biệt là nuôi trong môi trường nước dễ dẫn đến nhiều vấn đề.
Giải pháp: Tốt nhất là xây dựng lịch cho ăn, cá nhân mình thì ăn trong vòng 20 phút (thừa bỏ) và 2 ngày ăn 1 lần (loại thuần ăn thực vật như núi vàng có thể khác).
Lỗi 3: Để tiết kiệm thực phẩm, sau khi cho ăn còn thừa đem đông lạnh, và sau đó cho ăn tiếp theo. Dẫn đến hư hỏng thực phẩm, dẫn đến ngộ độc con rùa, rùa khó tiêu;
Giải pháp: ăn ko hết ném, không có cách nào khác, ko phải lo tốn vì ném vài lần là biết phải cho ăn bao nhiêu.
Lỗi 4: thực phẩm đông lạnh, trực tiếp ném cho rùa ăn, cái này xin miễn giải thích vì “rùa là động vật máu lạnh” ai hiểu thì hiểu, ko hiểu thì tự tìm hiểu, ko tìm hiểu đc thì ko nên nuôi ^___^.
Giải pháp: thực phẩm phải được rã đông để đến khi đạt nhiệt độ phòng thì mới cho ăn. Nôm na là sờ vào ko lạnh hay mát lạnh mà bình thường là đc.
Lỗi 5: Cho ăn thức ăn khô (tôm khô, khô rùa thực phẩm, ……vv) và không có kiểm soát, con rùa được cho ăn no, sau khi ăn no thì rủ nhau đi uống chè đàm đạo thì ……….. Nôm na là bạn ăn đồ kho no (dạ dày đầy rồi) thêm ít nước thức ăn ngấm à trương nở -à Bùm, xong cái dạ dày.
Giải pháp: khi cho ăn các thực phẩm khô, thực phẩm khô thì lượng cho ăn phải ít hơn thức ăn ướt or nếu có thể thì ngâm cho nó ngấm đi.
Thứ ba, môi trường nuôi:
Lỗi 1: độ sâu của nước, nước ko đủ ngập mai or quá sâu với những loài bơi lội kém
Giải pháp: độ sâu của nước gập qua lưng tý là đc or chia thành nhiều bậc khỏe thì nhảy xuống bơi mệt thì lên chỗ xâm xấp mai nằm.
Lỗi 2: Các sản phẩm có xi măng or các loại đá vôi. Nó có thể phôi ra gây kiềm nước (pH cao)
Giải pháp: Lấy ra, ném vào thùng rác!
Lỗi 3: Để rùa để tận hưởng điều hòa không khí. Chủ yếu là không chủ ý, nhưng ý định này là lỗi nghiêm trọng cho con rùa. Dễ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, trừ khi bạn có một phòng riêng cho rùa và chạy điều hòa 24/24, nhưng chắc là nó chỉ đc dùng ké với người và khi ko có người thì ……. Mình biết ít nhất có 2 cụ người ra đi khi bước từ oto (có điều hòa) xuống đường phố giữa trưa hè, mà rùa thì rất nhạy cảm với nhiệt môi trường.
Giải pháp: Tốt nhất hãy để con rùa của bạn tránh khỏi điều hòa không khí.
Lỗi 4: Trong thời gian dài không có mặt trời. Kết quả là mềm rùa, chân mềm, suy dinh dưỡng.
Giải pháp: ít nhất mỗi tuần một lần, phơi nắng mặt trời (trừ ngủ đông), trước 10 giờ sáng hoặc sau 5:00 chiều. Khác nhau theo vùng, một số khu vực có thể không được lịch thời gian này, họ tự điều chỉnh, chủ yếu là ko để nhiệt độ quá cao. Vào buổi trưa nắng mặt trời nhiệt độ có thể đạt 40, ko chú ý bạn sẽ có món rùa nướng
Lỗi 5: Vật liệu làm tổ được sử dụng là tờ báo (lót chuồng…..). Bởi vì các tờ báo mực in có chứa chì nặng, dẫn đến ngộ độc cho rùa!
Giải pháp: Không dùng báo or bất kỳ cái gì tương tự có thể cung cấp các loại hóa chất ko mong muốn (đặc biệt là các chất màu công nghiệp).
Lỗi 6: thời tiết lạnh đang đến gần, và một số chủ nuôi thấy rùa kém ăn đã dùng nước ấm ngâm rùa mục đích cho ăn. Không cẩn thận sẽ lãnh hậu quả vì chênh lệch nhiệt độ ^____^
Giải pháp: Ko khuyến khích nhưng nếu muốn bạn phải làm là: Dùng máy sưởi thiết lập nhiệt độ cao hơn nhiệt môi trường 3oC để đưa nhiệt độ tiểu môi trường (thùng or chuồng nuôi or nước) lên dần trong vòng tối thiểu là 10 phút, sau đấy lại tiếp tục nâng lên 30C nữa cứ như vậy cho đến nhiệt độ mong muốn và cho ăn.
Lưu ý: Sau khi cho ăn phải duy trì nhiệt độ đó cho đến khi nó đi ị thì mới đc giảm dần nhiệt độ ^___^
- Nhiệt độ là phải chính xác, mua cái nhiệt kế ko nhiều tiền đâu đến các hiệu vật tư y tế mà hỏi or những nơi bán đồ thí nghiệm.
- Tốt nhất là để yên cho nó ngủ với cái bụng rỗng, nên có thêm nguồn nước sạch đề phòng nó cần uống. Còn chủ nuôi nên lo kiếm $ tiêu tết, ra giêng ta lại chơi với nhau.
- Nếu sự khác biệt nhiệt độ trong nhà và ngoài trời lớn thì ko đc tùy tiện di chuyển rùa từ nhà ra ngoài hay từ ngoài vào nhà
Thứ tư, việc điều trị:
Lỗi 1: Khi rùa bị thương rắc muối trực tiếp, dùng nước muối quá đặc or cồn >700 rửa vết thương sẽ là tế bào xung quanh vết thương mất nước, teo tế bào và tất nhiên là hoại tử.
Giải pháp: Dùng nước sạch rửa, dùng thuốc bột khô nếu cần. Nếu dùng muối hoặc cồn thì dùng nước muối sinh lý (hàm lượng 0,9%) hay cồn 700
Thứ năm, sinh học có ý nghĩa: Định ko viết, nhưng thôi thêm tý
Rùa có máu lạnh, động vật máu lạnh là không thể dựa vào nhiệt độ cơ thể để tự điều chỉnh mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt môi trường. Khi nhiệt độ cơ thể của mình quá cao hoặc quá thấp chúng sẽ tìm nguồn nhiệt hoặc chạy trốn khỏi nguồn nhiệt. Khi môi trường quá lạnh nó chỉ có 2 lựa chọna. Chạy trốn: tìm nơi có nhiệt độ phù hợp
b. Ngủ đông: Nếu không thể chạy trốn (ko tìm đc nguồn nhiệt) thì nó phải tắt một số (thực ra là phần lớn) các chức năng sống của cơ thể. Tuy nhiên nó phải mất một số thời gian cho cơ thể đóng cửa các chức năng đó, cũng tượng tự khi ngủ dậy (nhiệt độ môi trường tăng dần) thì nó cũng cần thời gian khởi động dần các chức năng. Thế nên nếu muốn tăng hay giàm nhiệt thì đều phải khởi động từ từ
Đây là quy luật tự nhiên rất quan trọng nếu bạn muốn nuôi rùa vì khi nuôi nhốt thì nhiệt độ tự nhiên sẽ không có hoặc ít nhiều tác động đến rùa, mà ảnh hưởng đến chủ yếu từ con người tạo ra. Sau đây đưa ra một số ví dụ, bạn có thể muốn kiểm soát nó:
1, Trong cái lạnh mùa đông, bạn phủ rơm, đắp chăn hay cái gì đấy tương tự cho rùa. Đừng có ngốc thế ^___^ xin nhắc lại bản thân nó ko tự sinh ra nhiệt. Chỉ có con người or động vật máu nóng thì mới cần áo ấm, chăn bông để giữ nhiệt cơ thể ko bị thất thoát ra ngoài môi trường
2, Mùa đông, khi nhiệt trong nhà và ngoài trời quá chênh lệch thì nó đang ở đâu nên ở đó hoặc bạn phải tạo ra các bước để nó làm quen dần với nhiệt độ mới (cần nhiều time đấy)
3, Tất nhiên rùa cần mặt trời.Nhưng khi phơi nắng phải để cho nó con đường tự chạy thoát khi cần tránh trường hợp phơi lưng chờ chín. Khi không có bóng râm hoặc nguyên liệu thực vật nơi trú ẩn khi cần (nhiệt độ quá cao, không có chỗ để ẩn, do đó phơi khô, không thể nhìn thấy vấn đề?);
4, Các bạn có thể hỏi, trong môi trường hoang dã, nguồn gốc xuất sứ của con rùa tại sao nó không bị chết cóng?
Lý do là tự nhiên, ở mực nước càng sâu càng ấm dù là bề mặt đóng băng. Với các loài trên mặt đất khi rúc vào lớp lá hay cỏ, rác thực vật đủ dày nó sẽ ấm. có bạn sẽ cười vì mâu thuần với mục 1, ở trên. Đừng vội, cơ thể rùa ko tự sinh ra nhiệt nhưng lớp lá, cỏ, thực vật …. Luôn hoai mục, lên men sẽ tạo ra nhiệt đấy và khi nó đủ dầy thì sẽ giữ đc nhiệt đó và tạo ra cái ổ ấm áp.
Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt, Chúng ta rất khó để làm đc như vậy, vì vậy phải quan tâm đến thay đổi nhiệt độ, việc nhiệt kế là cần thiết (ko cần loại đắt đâu 20-30 chục kìn là được rồi).
Tạm nghĩ đã, hôm nào rãnh sẽ tổng hợp kinh nghiệm cá nhân khi nuôi trên sân thượng. Cá nhân mình thấy nuôi trên sân thượng cũng ko khó đâu.
 

Quỷ

† Người Giám Sát †
Administrator
Chấm dút tranh cãi. Chuyện riêng của pharm và hactu96 nên đem ra ngoài diễn đàn giải quyết nhé, trả lại không khí trong lành cho topic nói riêng và diễn đàn YTC nói chung nhé. Ai còn tranh cãi sẽ bị xử lý theo luật.
 

auphang

Rùa bốn mắt!
bài anh Dũng viết hay quá!
vậy mà lâu này giấu tài!
đề nghị Mod cho bài này làm bài chú ý cho mọi người dễ tham khảo!
 

pharm

Member
xấu hổ quá!
Bài này ở file word lâu rồi, cũng là cóp nhặt thôi. Hồi trước bị toi nhiều lên mạng tìm hiểu + so sánh với cách mình nuôi đòn dần thành bài định post ở aquabird nhưng thấy nhiều cao thủ nên kinh ko dám :go_mo: sau cũng quên mất. Hôm tư vấn sa nhân xực nhớ lục máy tính mãi mới ra, hý hửng post bị chửi te tua luôn :good_job:. Có khi chừa sang chơi với aqua cho lành
Dạo này đang chơi chim gì vậy? Cách đây 1 tuần mới chộp tay đc con chích chòe nhà nào xổng lộc thật, đem về cho ông già. Ông già gọi bạn chơi cờ (cũng chơi chim) xem, bị chê chim xấu ông già cay nên rủ nhau xách về để cạnh lồng chim chích chòe của ông kia. Vừa để con kia nhảy bám thành lồng gạ "chơi", con này đứng im. Ông kia đang hý hửng nói cười thì con của ông già nhảy lên mổ phát con kia chạy toán loạn. Đến giờ ông già vẫn chưa hết cơn sướng :keke_hehe:
 

Bobeouuu

T.Viên Năng Động
Chết cha rồi, e chơi thuốc tím ko pha loãng xịt lên mấy chỗ thối mai của bầy rùa nhà em rồi, bi h làm sao đây :|.
Xịt xong. lau = nước sạch nhìu lấn, rồi rắc ampi cho ráo.
Vết thương đang co lại nhưng mà chỗ đó nhìn lủng lỗ chỗ kinh lắm, ko biết có sao ko nữa :((.
 

Bobeouuu

T.Viên Năng Động
Tiện viết luôn bài nuôi rùa trên sân thượng luôn anh ơi :gongxi-1:
E đang nuôi 2 con 3 gờ, nhưng mà tính tình thì trái ngược nhau lắm, dạo này trời lạnh, con nhỏ rúc xuống sỏi với bèo ngủ li bì, trong khi con lớn cứ nhất định đòi ra.
Sau cùng phải bắt con lớn để trên đất khô ( dùng trồng cây ) và rải thêm lá khô, mới chịu im ngủ. Em bắt con nhỏ thả vào, nó đào luôn cái ổ rồi rúc đầu vào đất, ngủ luôn, thế là e quyết định để trên cạn.
E muốn hỏi là:
- Con nhỏ ở trong nước được vài ngày thì sau khi bắt lên, có hiện tượng thối mai, em dùng dao lam rạch bỏ phần mai thối và cạy phần hoại tử ra , xịt thuốc tím, rồi rửa sạch với nước và rắc ampi, như vậy có ổn ko ? Trước đó 2 con con đều bị thối yếm, e cũng làm như vậy, thì ko thấy vết thương lan rộng ra nữa mà dần teo lại.
- Nếu để cạn vậy thì 2 con rùa nhà e có bị thiếu nước không ? Vì cái chậu đó để trong mát, đất hoàn toàn khô, lá cây khô.
- Muốn tiếp nước thì phải làm sao cho hợp lí ?
- Câu cúi là dạo này cả 2 con đều có hiện tượng rụng móng :sadcorner: , em soi kĩ lắm mà cũng ko thấy vết nấm nào, rụng lưa thưa, có vài móng đang mọc lại, thậm chí còn có hiện tượng lột da ở chân. Em k biết có phải nó đang thay da ko ? Vì rùa cũng thuộc bò sát, cũng có hiện tượng thay da, e đọc trong sách nuôi rùa thấy vậy :hmmm:
 

silvershark8x

T.Viên Năng Động
yêu cầu 2 member hactu96 và pharm không gây tranh cãi trong diễn đàn, đây là box chia sẻ kinh nghiệm, mỗi người một ý kiến, mong ace yêu thú cưng có lời lẽ đúng mực, còn về việc bảo vệ gold member hay ko bảo về thì mình cũng xin nói luôn, vào diễn đàn ai cũng như ai, cũng không ai bênh ai hơn cả, nên bạn pharm có thể yên tâm về sự minh bạch, đoạn nói chuyện tranh cãi giữa 2 bạn mình xin được phép xóa! Mong 2 bạn giữ hòa khí!
 
Top