• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ CÁCH XỬ LÝ

ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ CÁCH XỬ LÝ

Khi nuôi chó sinh sản thì việc phát hiện động dục, phối giống và chăm sóc chó trong suốt quá trình mang thai là rất quan trọng. Trong đó việc xác định thời điểm sinh là điều tối cần thiết để đảm bảo mẹ tròn con vuông. Phần lớn chó tự đẻ nhưng đẻ khó xảy ra ngày càng nhiều nếu không được can thiệp kịp thời có thể xảy ra những tổn thất đáng tiếc cho cả mẹ và con.

Đẻ khó là hiện tượng thai khó hoặc không thể tống thai ra khỏi cơ thể chó mẹ. Đẻ khó xảy ra do nhiều nguyên nhân:

- Do giống chó: Không chỉ có giống Chihuahua mà phần lớn các giống chó nhỏ con như phốc sóc, Yorkshire Terrier…những giống này có kết cấu xương chậu hẹp thường hay khó đẻ, thường phải mổ vì thai không thể lọt qua cửa khung xương chậu. Thậm chí giống to hơn như English Bulldog…cũng phải mổ đẻ tỷ lệ mỗ có thể trên 70% vì giống này có cấu tạo hộp sọ ở chó con rất lớn nên thường khó sanh.

- Do chó sinh nở ở độ tuổi quá lớn. Chó trên 4 năm tuổi mới cho đẻ lần đầu, lúc này khung xương chậu không còn tổ chức sụn đàn hồi, ít dãn nở nữa nênthường khó đẻ.

- Do bệnh tật: tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng gây phù, bi viêm tử cung, rong kinh sau khi phối, hoặc lộn tử cung khi phối giống, bệnh gen: lai đồng huyết, cận huyết, thai quái dị.

- Do tâm lý chó mẹ lúc đẻ: Tâm thần hoảng loạn, sợ hãi gây xuất huyết chảy máu đường sinh dục, vỡ ối trước, thai chết ngạt không ra được gây “tắc nghẽn” cho các thai sau. Chủ quá âu yếm, thương xót, vuốt ve nhiều làm “giảm đau đẻ tâm lý” cũng gây đẻ khó hoặc đẻ lâu.

- Do chăm sóc không hợp lý : Cho mẹ ăn quá thừa chất khi mang thai lại ít vận động, thai to, mẹ ỳ ạch, trì trệ sẽ rất khó đẻ. Do chuyển đổi chủ mới, chỗ ở mới trước khi cho sinh đẻ.

Biểu hiện lâm sàng của đẻ khó thường chó rặn liên tục, vỡ ối và thai kẹt ở âm đạo / khung chậu. Kết quả hình ảnh siêu âm và X-quang thường thấy. Kích thước khung xương chậu trên X quang của chó đẻ khó đo được thường ở khoảng 1,91 ± 0,06 (cm) trên các giống Chihuahua và Fox, khoảng 2,22 ± 0,05 (cm) trên các giống Nhật, Bắc Kinh, và Griffon. Còn hàm lượng progesterone huyết thanh trung bình thường ở khoảng1,59 ± 0,16 ng/ml trên các chó đẻ khó. Căn cứ vào những chỉ tiêu này có thể xác định được trường hợp để khó và có những biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời, quyết định chỉ cần dùng thuốc dục, hay phải mỗ lấy thai.

Trước khi đi đến quyết định mỗ lấy thai. Bác sĩ cần khám tổng quát như đo thân nhiệt, xem xét tình trạng tiết sữa của tuyến vú, kích thước âm hộ, kích thước bụng của thú mẹ, sự tiết dịch ở âm đạo, sự đóng mở của cổ tử cung, độ lớn và tư thế của thai trong tử cung. Sau đó chó mẹ cần được siêu âm để biết chính xác ngày mang thai và tình trạng sức khỏe của thai như kiểm tra nhịp đập tim thai, xem cử động của thai, thai sống hay chết, kích thước thai và kích thước khung xương chậu.


Các biện pháp can thiệp khi chó đẻ khó :


- Can thiệp bằng thuốc (oxytocin) đối với các trường hợp xương chậu đã dãn nở, có thể tống thai ra bằng đường âm đạo. Thai nằm ở tư thế bình thường, hay thú đã đẻ được một con, chó mẹ còn khỏe mạnh thì được tiêm oxytocin với liều 5 – 10 UI/con.

- Nếu sau khi trợ giúp bằng oxytocin mà chó vẫn tiếp tục không sinh được sau 30 phút rặn thì phải mổ lấy thai ngay. Việc mỗ lấy thai nên được tiến hành ở các phòng mạch có đầy đủ trang thiết bị như bình dưỡng khí oxy để hô hấp cho chó con khi mới sanh, đèn hồng ngoại để sưởi ấm chống giảm thân nhiệt trên chó mẹ chó con, Bác sĩ phải có tay nghề cao lâu năm trong nghề.... Chúc các bạn thành công trong việc nuôi chó sinh sản nha.


Nguồn phòng khám thuypetpro.com
 
Top