• Ban Quản Trị cộng đồng Yeuthucung.com xin gửi lời chúc mừng năm mới 2020 đến toàn thể các bạn & gia đình, cùng nhau đón một năm thành công, thịnh vượng, hạnh phúc.

Cách giáo dục chó con và chó trẻ

jamesross

Member
Quá trình giáo dục chó con và chó trẻ có tính đến các đặc điểm về độ tuổi, có thể chia ra làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất: Thời kỳ bú mẹ, trước khi cai sữa
Thời kỳ thứ hai: từ 1 đến 5 tháng tuổi cho đến 5 hoặc 6 tháng tuổi
Thời kỳ thứ ba: từ 5 đến 6 tháng tuổi cho đến 12 hoặc 18 tháng tuổi. Đây là thời kỳ giáo dục cá thể đối với chó con và chó trẻ.

Thời kỳ thứ nhất: Theo số liệu của rất nhiều nhà nghiên cứu, thì qua nhiều lần phân tích, họ đều kết luận rằng: các phản xạ và điều kiện của chó con bắt đầu được thể hiện từ ngày thứ 20 đến 25 sau khi chúng ra đời.

Các phản xạ nguyên thủy về khứu giác, về thức ăn đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời chó con và các phản xạ này có bản chất điều kiện – không điều kiện. Khi hình thành các phản xạ này có mặt tất cả các cơ quan phân tích như vị giác, vận động, xúc giác, nhiệt độ và khứu giác. Nếu loại trừ khỏi tổ hợp này, chẳng hạn như kích thích về vị giác thì các phản xạ thuộc về khứu giác sẽ được tạo thành chỉ ở ngày thứ 20 hoặc 22 sau khi chó con ra đời.

Nhiệm vụ chính của việc giáo dục chó con ở thời kỳ còn bú mẹ là cho chúng làm quen với các kích thích khác nhau của môi trường xung quanh. Điều này được giảm nhẹ đi bằng việc nuôi dưỡng chó con cùng với chó mẹ, bởi vì chó con sẽ bắt chước chó mẹ phản ứng lại kích thích này hay kích thích khác. Cần tính đến một điều là các phản xạ bắt chước ở chó con lại được thể hiện ở dạng tích cực nhất.

Dạo chơi – đây là một hình thức chủ yếu mà thông qua nó có thể làm cho chó con quen với môi trường xung quanh và tập cho chúng quen phản ứng lại một cách bình tĩnh đối với các kích thích khác nhau mà chúng gặp. Có thể tác động vào chó con rất nhiều loại kích thích khác nhau như: kích thích thuộc về động vật, kích thích những mùi khác nhau, các âm thanh khác nhau (ví dụ âm thanh do các phương tiện vận chuyển, âm thanh do tiếng súng đưa lại …) hoặc là người lạ, rừng, gió, mưa, sấm, các chướng ngại vật… phải cho chó con làm quen với tất cả các kích thích và phải dạy cho chúng không sợ bất kỳ kích thích nào nhưng lại thận trọng đối với các kích thích. Đối với điều này cần phải chấp hành một trình tự xác định.

Khi cho chó bắt đầu làm quen với các kích thích, thì nên đặt chúng ở hoàn cảnh bình thường rồi dần dần mới đặt chúng ở hoàn cảnh phức tạp hơn. Không nên dẫn chó từ trại chăn nuôi đến ngay những nơi náo nhiệt, nơi đông người, ồn ào, còi inh ỏi, đầy các âm thanh, các tiếng ầm ầm do xe cộ đi lại, sẽ làm cho chó con hoảng sợ. Nỗi sợ hãi đó sẽ còn đọng lại ở chó con rất lâu và do vậy lần dạo chơi tiếp theo giống như thế sẽ làm cho chó con trở lên hèn nhát. Làm cho chó con sợ thì dễ, nhưng làm tiêu tan đi những nỗi sợ ở chúng thì rất khó.
Các cuộc dạo chơi có thể bắt đầu ngay từ khi chó con vừa mới biết tự mình chuyển động. Lần đầu dẫn chó con đi dạo từ 2 – 3 lần 1 ngày, mỗi lần 15 phút (đi cả đàn) và để cho chúng đi dạo cùng với chó mẹ ở nơi yên tĩnh trong trại chăn nuôi hoặc một địa điểm nào đó gần trại. Khi đó cần phải tập cho chó con quen với các khẩu lệnh như “lại đây”, “đi dạo chơi”. Thói quen chạy lại huấn luyện viên theo khẩu lệnh “lại đây” cần được rèn luyện, ngay cả khi cho ăn. Trước khi giao cho chúng thức ăn cần vẫy gọi chó mẹ, và dĩ nhiên cùng đi với chó mẹ là đàn chó con, lúc đầu ở khoảng cách gần (5-7m), sau đó tăng độ xa của khoảng cách lên.
Trong thời gian đi dạo chơi, khi chó con và chó mẹ chạy ra xa, ở khoảng cách không lớn lắm (5-7m), huấn luyện viên lại phát lệnh “lại đây” để vẫy gọi chó mẹ và cùng với chó mẹ là cả đàn con sẽ chạy lại. Huấn luyện viên lúc đó âu yếm chúng và đồng thời phát lệnh “tốt” và cho chúng một mẩu bánh, sau đó cùng chơi đùa với chúng. Ở mỗi lần dạo chơi phát lệnh “đi dạo đi” từ 3 -5 lần, các lần cách nhau từ 5-10 phút, sau đó phát lệnh “lại đây”. Nếu cho chó con chạy lại không được tích cực thì ta cần chạy xa chúng ra hơn nữa khi chúng vừa mới chạy gần đến ta, bởi vì để chạy được đến chủ sớm hơn thì chó con sẽ cùng với chó mẹ chạy nhanh hơn và sôi nổi hơn. Nếu hàng ngày ôn lại các bài luyện tập phản xạ như vậy đối với khẩu lệnh “lại đây’ thì phản xạ này sẽ được tự động hóa và trở thành phản xạ liên tục ở chó con
 
Top